Chung cư hư hỏng thì trách nhiệm sửa chữa thuộc về ai?

Chung cư là loại hình nhà ở phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt tại các thành phố lớn. Với quy mô đến vài chục tầng cao có sức chứa vài trăm đến nghìn hộ gia đình, giúp giải quyết nhu cầu nhà ở cho số lượng lớn người lao động.

Ở nhà chung cư có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại các điểm hạn chế, nhất là các vấn đề hư hỏng, xuống cấp của tòa nhà. Nếu căn hộ chung cư mà bạn đang sống gặp các vấn đề hư hỏng: thấm dột, điện nước, các thiết bị… thì trách nhiệm sửa chữa thuộc về ai?

Ai là người chịu trách nhiệm trước những hư hỏng nhà chung cư?

Chủ căn hộ hay chủ đầu tư cần phải chịu trách nhiệm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, xuống cấp nhà ở chung cư? Để hiểu rõ trách nhiệm thuộc về ai, mời bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây:

Trách nhiệm bảo hành nhà ở chung cư

Theo điều 20 trong Luật kinh doanh BĐS 2014 và tại khoản 1 Điều 85 trong Luật nhà ở 2014 có quy định rõ ràng bên bán (CĐT) phải có trách nhiệm bảo hành nhà ở cho bên mua theo quy định của pháp luật về công trình xây dựng. Trong đó, nhà chung cư chính là loại hình nhà ở tập trung được xây dựng với mục đích cung cấp không gian sống, sinh hoạt cho các hộ gia đình, cá nhân. Chính vì vậy, chủ đầu tư các tòa nhà chung cư phải có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng nhà ở chung cư cho người mua nếu những hư hỏng đó xảy ra trong thời gian bảo hành.

Quy định Phấp Luật Về Bảo Hành Công Trình Xây Dựng

Nội dung bảo hành nhà ở được quy định tại Luật nhà ở 2014 như sau:

  • Sửa chữa và khắc phục các hư hỏng liên quan đến kết cấu nhà: khung, cột, dầm, trần, tường, sàn, mái, sân thượng… hay khắc phục các hư hỏng về: hệ thống điện nước sinh hoạt, hệ thống xử lý chất thải… Khắc phục các vấn đề sụt lún, nứt, nghiêng nhà ở.
  • Sửa chữa và khắc phục các sự cố, hư hỏng các vấn đề khác theo thỏa thuận hợp đồng khi thuê, mua nhà chung cư.
  • Với các thiết bị, nội thất gắn với nhà ở sẽ được bảo hành sửa chữa, thay mới theo thời gian quy định của nhà sản xuất.

Tuy nhiên, với các trường hợp sau đây sẽ không được bảo hành dù đang trong thời hạn bảo hành: các tác động trực tiếp của người ở hoặc bên thứ ba nào đó khiến căn hộ hư hỏng, xuống cấp hoặc đối với các thiết bị sử dụng theo khấu hao tài sản thông thường.

Hết thời hạn bảo hành thì trách nhiệm sửa chữa nhà ở thuộc về chủ sở hữu căn hộ. Tuy nhiên, trường hợp hư hỏng do đơn vị thi công không đảm bảo chất lượng thì các đơn vị: thiết kế,  thi công, cung ứng vật tư đều phải có trách nhiệm khắc phục hư hỏng do chất lượng công trình mà mình thực hiện dù hết thời gian bảo hành.

Hư Hỏng Nhà Chung Cư, Trách Nhiệm Sửa Chữa Thuộc Về Ai

Thời hạn bảo hành nhà chung cư

Điều 85 Luật nhà ở 2014 quy định như sau: Nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn sau:

  • Đối với nhà chung cư tối thiểu là 60 tháng
  • Đối với nhà ở riêng lẻ tối thiểu là 24 tháng

Vì vậy, nhà ở chung cư được bảo hành với thời gian ít nhất là 60 tháng  với các hư hỏng trong kết cấu nhà. Trường hợp các hư hỏng về thiết bị nội thất được bảo hành và thay mới theo quy định của nhà sản xuất. (Tham khảo nội dung bảo hành phía trên)

Lưu ý: Khu mua và được nhận bàn giao căn hộ chung cư, người mua nhà cần đọc rõ thỏa thuận quy định về thời gian và nội dung được bảo hành để thuận lợi cho vấn đề xác định rõ người chịu trách nhiệm sửa chữa với các hư hỏng, xuống cấp của căn hộ.

Quy định bảo trì đối với nhà ở chung cư

Chủ sở hữu căn hộ chung cư phải có trách nhiệm bảo trì (bảo dưỡng, sửa chữa) đối với các hư hỏng thuộc sở hữu riêng khi hết thời hạn bảo hành. Và phải có trách nhiệm đóng góp kinh phí bảo trì cho phần sở hữu chung cho ban quản lý tòa nhà để đảm bảo duy trì chất lượng ổn định, đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Phí bảo trì được sử dụng cho các hạng mục liên quan sau:

-Bảo trì hệ thống thiết bị thuộc sở hữu chung: thang máy, máy phát điện, hệ thống đèn – điện dùng chung, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống phòng chữa cháy… các thiết bị dùng chung cho cả tòa nhà.

-Bảo trì cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên ngoài thuộc sở hữu của tòa nhà và các hạng mục khác thuộc sở hữu chung theo quy định của pháp luật.

>>Tổng kết: Như vậy, khi xảy ra sự cố hư hỏng nhà chung cư, Nếu trong thời hạn bảo hành thì trách nhiệm sửa nhà chung cư thuộc về chủ đầu tư. Trường hợp hết hạn bảo hành thì trách nhiệm thuộc về chủ sở hữu là những người sinh sống trực tiếp (người thuê) trong tòa nhà. (Ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ như trình bày trên).

Chỉ Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí Danh sách 5 Cty thiết kế web tại thành phố Hà Nội đáng tin tưởng, chất lượng