Báo giá thi công trần vách thạch cao | Chất lượng – Giá hợp lý

Bạn cũng có thể bắt gặp các sản phẩm trần vách được làm bằng thạch cao tại bất cứ đâu: từ nhà ở dân dụng cho đến các chung cư, nhà máy, trung tâm thương mại…  Bởi dịch vụ thi công trần vách thạch cao là dịch vụ làm đẹp không gian nhà được ưa chuộng hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Chúng mang các ưu điểm: Bền – Đẹp – Giá hợp lý

Trong bài viết dưới đây, Thành Kính xin gửi tới quý khách hàng thông tin chi tiết về trần – vách thạch cao là gì? Kết cấu ra sao và giúp bạn chọn lựa những vật liệu đóng trần – vách phù hợp, vừa an toàn lại tiết kiệm chi phí.

Báo giá thi công trần vách thạch cao

Trần thạch cao là kiểu trần nhà giả được làm bằng các tấm thạch cao cùng khung kim loại. Với mục đích che đi mái nhà thực và tạo nên một không gian nhà sang trọng, tinh tế hơn.

Vách thạch cao là các vách ngăn thay thế tường nhà bê tông. Làm vách ngăn bằng thạch cao rất tiện lợi cho việc thay đổi thiết kế nhà vì sản phẩm dễ dàng thi công và tháo đỡ mà không ảnh hưởng đến cấu trúc ngôi nhà. Đặc biệt, vách thạch cao vừa dễ thi công mà lại tiết kiệm chi phí rất nhiều.

Bảng báo giá

Bảng giá thi công trần – vách thạch cao tại Hà Nội

Bảng Báo Giá Thi Công Trần Vách Thạch Cao Tại Hà Nội

Chú ý:  

  1. Đơn giá trên là đơn giá HOÀN THIỆN trần vách nhưng chưa bao gồm VAT 10% và chưa bao gồm sơn bả. Giá sơn bả thay đổi từ 50.000đ – 120.000đ (tùy thuộc loại sơn)
  2. Đơn giá trên chỉ áp dụng cho nội thành Hà Nội với diện tích thi công >30m2
  3. Bảo hành khung xương Vĩnh Tường là 8 năm, Hà Nội là 5 năm
  4. Tấm thạch cao sử dụng là loại tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Knauf (Đức) loại thông thường và chống ẩm

Hiểu rõ từng kiểu trần thạch cao

Trần thạch cao hiện nay bao gồm hai kiểu trần cơ bản: Trần thạch cao thảtrần thạch cao chìm

Trần thạch cao thả

Nói ngắn gọn là trần thả hay trần nổi. Đặc điểm cơ bản giúp bạn dễ dàng nhận dạng ra được loại trần này chính là phần bề mặt kết cấu được chia thành các ô vuông nhỏ bằng nhau, chúng có kích thước ô là 600×600 (mm). Ngoài ra, bạn có thể thấy phần kim loại màu trắng tại diềm các ô vuông, đó chính là phần khung xương bị lộ ra ngoài.

Trần thả thạch cao văn phòng

>>Tìm hiểu chi tiết hơn về trần thả : Tại đây

Trần thạch cao chìm

Là kiểu trần không bị lộ phần khung xương, bởi chúng được che đi hoàn toàn bởi các tấm thạch cao. Loại trần này hoàn thiện bao gồm hai giai đoạn là đóng trần thạch cao phần thô và bước sơn bả trần thạch cao (trần thả không cần sơn bả)

Trần chìm được chia thành hai loại:

  • Trần chìm phẳng: kiểu trần có bề mặt phẳng đồng nhất
  • Trần giật cấp: Kiểu trần mà bề mặt có nhiều hơn 1 cấp, tạo thành các khối hình linh động

Mẫu trần thạch cao chìm

>>Tìm hiểu chi tiết trần chìm: Tại đây

Lưu ý khi thi công trần vách thạch cao

Lựa chọn đóng trần vách thạch cao khách hàng cần lưu ý những gì để đảm bảo chất lượng hệ trần, vách ngăn được bền đẹp, an toàn mà tiết kiệm chi phí.

Lưu ý trong lựa chọn vật tư

Thi công trần vách thạch cao bao gồm hai loại vật liệu chính: khung xương và tấm thạch cao. Ngoài ra, còn bao gồm các vật tư phụ: đinh, ốc vít, tyren, bu lông, bát treo…đây là những vật tư phụ dùng để liên kết tấm thạch cao với khung xương và khung xương với trần nhà.

Vật tư đóng trần vách thạch cao

Khung xương: là các thanh kim loại được làm từ nhôm hoặc kẽm, chúng bao gồm: thanh xương chính, thanh xương phụ, thanh V viền tường, thanh chữ U, U gai. Hiên nay, hai thương hiệu khung xương được sử dụng nhiều nhất là khung Vĩnh Tường và khung Hà Nội.

Tấm thạch cao: Với hệ trần chìm sử dụng tấm thạch cao có kích thước 1220x2440mm, trần thả sử dụng tấm kích thước 600x600mm hoặc 600x1200mm. Tấm thạch cao được sản xuất thành kiều loại với nhiều đặc tính khác nhau để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng:

  • Tấm tiêu chuẩn: tấm có các tiêu chuẩn phù hợp và an toàn trong lĩnh vực trang trí nhà.
  • Tấm chống ẩm: là tấm được thiết kế với tính năng chống ẩm các hiệu quả, giúp bảo vệ bề mặt không ẩm mốc trước tác động của hơi ẩm.
  • Tấm tiêu âm: hay được gọi là tấm cách âm, với tính năng làm giảm tiếng vang của âm thanh từ trong phòng ra ngoài và ngược lại
  • Tấm chống cháy: với tính năng chống cháy lan hiệu quả

Với từng đặc điểm không gian thi công khác nhau để khách hàng lựa chọn tấm thạch cao cho phù hợp.

Lưu ý trong thiết kế

Trần thạch cao bao gồm hai loại là trần thả và trần chìm.

Lưu ý thiết kế trần thạch cao đẹp

-Trần thả mang phong cách đơn giản, dễ thi công và tiết kiệm chi phí. Loại trần này phù hợp với những không gian như văn phòng, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, trường học hay nhà cấp 4…

-Trần chìm với thiết kế đa dạng, tạo lên màu sắc không gian sang trọng, với giá trị thẩm mỹ. Loại trần này rất được ưa chuộng để thi công trần thạch cao phòng khách, phòng ngủ, trung tâm thương mại, nơi chuyên tổ chức sự kiện…các không gian cao cấp khác.

Để lựa chọn được mẫu thiết kế trần phù hợp, bạn nên cân nhắc về diện tích không gian (dài – rộng – cao), phong cách mà bạn hướng tới: đơn giản – hiện đại – tân cổ điển để có những mẫu trần hợp lý.

Thợ đóng trần vách thạch cao tại Hà Nội

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thi công trần vách thạch cao tại Hà Nội. Tuy nhiên, để nhận được kết quả thi công chất lượng, bền đẹp bạn cần lựa chọn đội thợ uy tín. Tránh tình trạng tiền mất tật mang, công trình sớm xuống cấp gây tốn kém nhiều chi phí sửa chữa và gây mất thẩm mỹ và thiếu an toàn cho người dùng.

Đơn vị Thành Kính với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công trần thạch cao. Chúng tôi có đội thợ giàu kinh nghiệm, xử lý công việc cách nhanh chóng, chuyên nghiệp để phục vụ mọi khách hàng tại hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

Với phương châm làm việc UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ HỢP LÝ chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách hàng.

Liên hệ với chúng tôi: 0989112765 – 0335087568