Báo giá trần thả thạch cao 60×60 (trần nổi) tại Hà Nội

Trần thả thạch cao với tên gọi khác là trần thạch cao nổi, là một trong những kiểu trần trang trí được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Do không phải tốn kém chi phí sơn bả như trần chìm nên trần thả giúp tiết kiệm đáng kể chi phí mà vẫn đảm bảo được giá trị thẩm mỹ không gian.

Tìm hiểu chi tiết về trần thả trong bài viết dưới đây:

Bảng giá thi công trần thả thạch cao 60×60

Trần thạch cao thả là gì?

Loại trần này còn được gọi là trần thạch cao nổi hay cách gọi ngắn gọn là trần thả, trần nổi. Loại trần này rất dễ phân biệt với các kiểu trần khác bởi trên bề mặt trần có chia nhỏ thành các ô vuông 60×60 (cm), hoặc kích thước ô khác là 60×120 (cm). Ngoài ra, trên bề mặt còn nổi lên phần diềm khung xương tạo thành hình các ô vuông.

Trần thả hoàn thiện ngay sau khi thả tấm mà không cần sơn bả như hệ trần chìm. Vì vậy, so với trần thạch cao chìm thì trần thả tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. Chúng được thi công phổ biến cho nhà ở, trường học hay các bệnh viện, văn phòng, nhà xưởng…

Cấu tạo và vật liệu thi công trần thả

Xét từ trong ra ngoài mặt trần, cấu tạo trần thạch cao thả được chia thành 2 phần: Khung xương và Tấm. Hai phần này cũng là hai loại vật liệu chính được sử dụng để đóng trần:

Cấu tạo trần thả thạch cao

Khung xương

Là phần kim loại được làm bằng nhôm hoặc kẽm. Chúng là các thanh xương được sản xuất theo khuôn sẵn: thanh V tường, Xương U gai, Thanh xương phụ cùng các vật tư phụ để liên kết khung xương với trần – tường hay các thanh xương lại với nhau.

Các thanh xương liên kết với nhau tạo thành một hệ khung chắc chắn có bề mặt đồng nhất và được chia thành các ô 600×600 hoặc 600×1200 (mm). Đây được coi là giá đỡ chịu lực cho toàn bộ hệ trần.

Hệ khung xương trần thả nổi

Tấm thạch cao thả

Tùy vào kích thước ô trong phần khung xương để lựa chọn kích thước tấm thạch cao phù hợp. Tấm thạch cao được thả trực tiếp vào các ô, nhờ phần diềm của các thanh xương để giữ cân bằng tấm mà không cần bắn vít.

Tấm thạch cao 600×600 được thiết kế với nhiều họa tiết. Tuy nhiên, tấm vân cát vẫn được sử dụng phổ biến nhất. Xét về đặc tính: tấm thạch cao thả có hai loại: tấm tiêu chuẩn và tấm chịu nước.

Tấm thạch cao thả Vĩnh Tường

Giá thi công trần thả bao nhiêu tiền 1m2 tại Hà Nội

Bảng giá thi công trần thả thạch cao

Báo Giá Trần Thả Thạch Cao Tại Thành Kính

Chú ý:                             

  1. Đơn giá trên chưa bao gồm VAT 10%.
  2. Đơn giá trên chỉ áp dụng cho nội thành Hà Nội với diện tích thi công >30m2
  3. Bảo hành khung xương Vĩnh Tường là 8 năm, Hà Nội là 5 năm
  4. Tấm thạch cao sử dụng là loại tấm thạch cao Gyproc Vĩnh Tường

>>Xem chi tiết: Báo giá trần vách thạch cao

Ưu nhược điểm của trần thạch cao thả nổi

Ưu điểm

-Trần nổi mang lại không gian đẹp, trang nhã, thoáng mát và sạch sẽ.

-Là hệ trần có cấu tạo đơn giản, dễ thi công, hoàn thiện nhanh chóng.

-Các tấm thạch cao thả dễ dàng tháo ra và lắp lại => rất tiện lợi khi cần sửa chữa đường điện nước phía trên mái.

-Chi phí đóng trần thả thạch cao rẻ hơn so với hầu hết các kiểu trần trang trí khác

-Bạn có thể tự tay thay mới các tấm thả hư hỏng mà không cần gọi thợ thạch cao

-Tuổi thọ hệ trần đến vài chục năm nếu đảm bảo môi trường thuận lợi và không có tác động từ bên ngoài

Gia Thi Cong Tran Tha Thach Cao Dep

Nhược điểm

Gọi là trần thạch cao bởi vật liệu trang trí chính là các tấm được làm bằng chất liệu thạch cao. Thạch cao vốn là vật liệu kỵ nước, khi gặp nước các tấm thạch cao dễ bị ẩm mốc, loang ố, lâu ngày tấm sẽ trở nên vỡ vụn. Vì vậy, không gian đóng trần thạch cao thả cần đảm bảo khô thoáng, và xử lý triệt để tránh rò rỉ ống nước hay thấm dột nước từ mái nhà.

Mang vẻ đẹp đơn giản nên chúng không phù hợp để đóng trần thạch cao phòng khách, các trung tâm tổ chức sự kiện… nơi đòi hỏi vẻ đẹp sang trọng, độc đáo… (không gian này nên sử dụng trần chìm hoặc trần nhôm)

Hướng dẫn đóng trần thạch cao thả

Thi công đóng trần thạch cao 60×60 gồm 3 bước chính:

-Bước 1: Xác định cao độ trần bằng máy laser, thước đo để đánh dấu các điểm trên tường nhà

-Bước 2: Đóng khung xương. Bao gồm, đóng thanh V lên tường, liên kết với trần thật để treo các thanh xương chính. Sau đó tiến hành treo thương xương phụ cho đến khi hoàn thiện.

-Bước 3: Thả tấm thạch cao vào các ô trên khung xương

Thợ đóng trần thạch cao Thành Kính hân hạnh được phục vụ quý khách hàng tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc. Nếu bạn cần được tư vấn đóng trần và nhận báo giá chính xác giá trần thạch cao bao nhiêu tiền 1m2 cho không gian nhà ở, nhà xưởng, văn phòng… Hãy liên hệ với chúng tôi: 09891129765 – 0335087568