Hướng dẫn xử lý mối nối thạch cao tránh bị nứt, gợn sóng

Xử lý mối nối không hiệu quả, sai kỹ thuật dễ gặp phải các tình huống: nứt mối nối, bề mặt trần gợn sóng. Vậy trong bài viết này, sửa nhà Thành Kính sẽ thông tin tới bạn chi tiết quy trình xử lý mối nối trần – vách thạch cao đúng kỹ thuật, nhằm tránh được các hư hỏng, lỗi trên bề mặt trần trong thời gian sử dụng.

Hướng dẫn xử lý mối nối thạch cao an toàn mà hiệu quả

Mối nối thạch cao là vị trí giáp ranh giữa hai tấm thạch cao được bắn liền nhau. Trong trường hợp thi công trần thạch cao chìm (trần phẳng và trần giật cấp) hay thi công vách thạch cao mới cần phải xử lý mối nối. Riêng với hệ trần thả, do tấm thạch cao được thả trực tiếp trên khung xương nên không cần xử lý phần mối nối này.

Hướng Dẫn Xủ Lý Mối Nối Trần Thạch Cao

Các dụng cụ, vật tư cần chuẩn bị

-Nguyên vật liệu thi công: bột trét chuyên dụng, nước sạch, băng keo lưới.

-Dụng cụ hỗ trợ thi công: giàn giáo hoặc thang, dao, kéo, bàn thoa, xô, chậu.

Vật Liệu Thi Công Xử Lý Mối Nối

Lưu ý: bột xử lý mối nối thạch cao có nhiều loại. Vì vậy, bạn nên lựa chọn chất lượng bột bả chính hãng, và loại bột phù hợp với chất lượng tấm để tránh xảy ra sự bất tương đồng giữa bột trét và chất lượng tấm, gây ra tình trạng nứt mối nối hoặc gợn sóng mối nối sau một thời gian ngắn thi công.

Các bước xử lý mối nối

Mối nối thạch cao phải được tiến hành sau khi hoàn thiện đóng trần vách thạch cao phần thô và trước khi tiến hành sơn bả thạch cao. Việc xử lý mối nối hiệu quả, đúng kỹ thuật sẽ tránh được các hư hỏng rạn nứt, gợn sóng tại mối nối trước các tác động của nhiệt độ, độ ẩm hay các chấn động. Đảm bảo giá trị thẩm mỹ lâu dài của hệ trần theo thời gian.

Trộn Bột Trét Xử Lý Mối Nối Thạch Cao

Bước 1: Trộn bột

Bột được dùng để xử lý mối nối sẽ được pha với nước theo tỉ lệ nhất định, thông thường là tỉ lệ 2:1 (bột:nước, bạn nên đọc kỹ tỉ lệ pha trên bao bì hướng dẫn của nhà sản xuất). Khuấy đều tay để được hỗn hợp đồng nhất, quánh mịn và tránh bị vón cục.

Dán Băng Keo Lưới

Bước 2: Dán băng keo lưới

Đặt băng keo lưới sao cho điểm chính giữa của băng keo trùng với bị trí mối nối, sao cho bằng keo dàn đều về cả hai bên.

Trét Bột xử lý mối nối thạch cao

Bước 3: Trét bột

Dùng bàn thoa để trét đều bột bả (bột trét) đã pha lên vị trí các mối nối với khoảng rộng 10cm. Đồng thời, trét bột lên cả vị trí đầu các ốc vít bắn tấm.

Bước 4: Xả nhám, làm mịn

Dùng giấy nhám mịn để chà bỏ lớp bột dư thừa tại vị trí mối nối đã trét bột. Điều này giúp bề mặt trần được nhẵn mịn, thuận lợi cho quá trình sơn bả thạch cao, giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ màu trần tường sau sơn.

>>Xem thêm: Nguyên nhân khiến trần thạch cao bị nứt mối nối

Quy trình xử lý mối nối thạch cao tuy rất đơn giản, nhưng nếu tay nghề thợ non yếu, thi công cẩu thả sẽ khiến hệ trần nhanh chóng bị nứt mối nối sau một thời gian ngắn sử dụng, Hoặc những tác động của thời tiết (mưa – gió) chỉ cần tác động nhẹ cũng dễ gây đứt gãy, nứt nẻ phần tiếp giáp tấm thạch cao. Thêm vào đó, bột trét sau khi đã pha nước cần phải được thi công ngay, tránh để lâu khiến bột bị khô cứng vừa khó thi công vừa giảm chất lượng kết dính.

Nếu trần thạch cao nhà bạn có dấu hiệu nứt mối nối, gợn sóng bề mặt trần… Hãy gọi thợ sửa chữa thạch cao Thành Kính để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.

Liên hệ để được tư vấn chi tiết về trần vách thạch cao: 0989112765 – 0335087568.