Hướng dẫn từng bước thi công trần nhôm thả Lay-in

Nội dung bài viết này dành cho những ai đang quan tâm đến cách thức thi công trần nhôm thả (hệ trần thả nhôm Lay-in). Với hướng dẫn chi tiết từng bước từ đo đạc cao độ trần và cách đi xương tiêu chuẩn đến việc thả tấm trần hoàn thiện. Tất cả sẽ được trình bày cách rõ ràng và dễ hiểu nhất trong nội dung bài viết dưới đây.

Trần nhôm thả Lay-in là gì?

Trần nhôm thả Lay-in là hệ trần sử dụng khung xương kim loại và tấm thả sử dụng là tấm hợp kim nhôm. Kiểu trần này có cấu trúc mặt phẳng chia ô 600×600 (mm) và trên bề mặt có hiện lên các đường viền thanh xương màu trắng. Các tấm trần nhôm Lay-in được thiết kế đơn giản, phổ biến với màu sắc trắng ánh kim kiểu trơn, hoặc kiểu đục lỗ. Tuy đơn giản, nhưng khi hoàn thiện thì chúng lại mang đến cho không gian vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và đậm chất hiện đại, cá tính. Đây cũng chính là lý do khiến trần nhôm thả thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng.

Hướng Dẫn Thi Công Trần Nhôm Thả Lay In

Không chỉ mang lại cho không gian phòng vẻ đẹp mới lạ, gây ấn tượng mà hệ trần này còn mang nhiều ưu điểm khác: tính chống ẩm, cách âm, cách nhiệt, chống cháy, thân thiện với môi trường…Hiện nay, các công trình nhà chung cư, phòng họp, hội trường, các showroom… thường lựa chọn trang trí kiểu trần nhôm này.

Hướng dẫn thi công trần nhôm thả Lay-in

Trần nhôm thả, trần thạch cao thả hay trần nhựa thả đều có cấu trúc và cách thức thi công giống nhau. Chúng đều thuộc kiểu trần thả, có khung xương đan xen thành từng ô vuông nhỏ và hoàn thiện sau khi thả tấm mà không cần bắt vít hay xử lý mối nối, sơn bả. Cách thức thi công đơn giản, nhanh chóng với các thao tác lắp đặt sau:

Bước 1: Xác định cao độ trần

Có hai cao độ mà bạn cần xác định là cao độ từ mặt sàn đến mặt trần nhà thực tế và cao độ từ mặt sàn đến mặt trần nhôm. Dùng thước dây và bút hoặc dây búng mực để đánh dấu cao độ trần nhôm trên bề mặt tường. Sau đó dùng máy laser nhiều tia để đánh dấu cao độ tương ứng trên các mặt tường, cột nhà.

Xác định Cao độ Trần Và đánh Dấu điểm Trên Tường

Bước 2: Gắn thanh V viền tường

Sau khi xác định và đánh dấu điểm cao độ đóng trần trên bề mặt tường và cột nhà thì tiến hành đóng thanh V viền tường lên các điểm đã đánh dấu. Thợ thi công sẽ sử dụng búa đóng đinh hoặc khoan bê tông cùng đinh vít để gắn cố định thanh V lên tường, cột nhà.

đóng V Viền Tường

Bước 3: Treo tyren

Từ số đo cao độ trần thực tế và cao độ trần nhôm để tính được khoảng cách giữa trần nhà và trần nhôm thi công. Khoảng cách đó liên quan đến việc cắt tyren với chiều dài phù hợp để treo thanh xương.

Đầu tiên, cần xác định các vị trí các điểm treo tyren trên trần nhà. Sau đó tiến hành khoan trực tiếp lên các điểm treo đó để gắn cố định tyren lên trần nhà. Một đầu của tyren được gắn với trần nhà, đầu còn lại dùng để liên kết với thanh xương chính. Lưu ý, khoảng các giữa hai tyren treo liên nhau phải <= 1200mm, và khoảng cách tính từ tường đến tyren treo đầu tiên = 300mm.

Treo Tyren

Bước 4: Lắp đặt khung xương

Khung xương được sử dụng để thi công trần nhôm thả Lay-in bao gồm thanh xương chính và thanh xương phụ. Các thanh xương này được lắp ráp lại tạo thành một dạng mặt trần ô vuông, với kích thước phổ biến là 600×600 (mm).

Đầu tiên, tiến hành liên kết thanh xương chính vào các tyren đã treo sẵn bằng móc treo. Lưu ý, khoảng cách giữa hai thanh xương chính =1200mm. Sau đó tiến hành lắp các thanh phụ (T1.2) vào các lỗ trên thanh xương chính. Tiến đến, tiến hành lắp các thanh phụ (T0.6) vào các lỗ trên thanh T1.2 để tạo ra lưới ô 600×600 trên toàn mặt phẳng trần.

Lắp đặt khung xương hoàn tất sau khi bề mặt trần được chia nhỏ thành các ô vuông nhỏ kích thước 600×600 đều nhau. Một lần nữa, thợ thi công sẽ đo đạc và kiểm tra lại độ chính xác của mặt phẳng trần đã phẳng đều chưa, Nếu chưa, phải cân chỉnh lại cho đến khi mọi điểm trên mặt trần đã phẳng đều nhau.

Lắp đặt Khung Xương Trần Thả Nhôm Lay In

Bước 5: Thả tấm trần nhôm

Từng tấm nhôm một sẽ được thả trực tiếp lên từng ô vuông nhỏ trên khung xương, với các tấm góc cạnh sẽ được cắt với kích thước phù hợp trước khi thả vào ô. Do có phần viền của thanh xương phụ giữ cân bằng tấm nên thi công hệ trần thả không cần phải bắn vít  hay bơm keo liên kết tấm với khung xương. Và quá trình thi công trần nhôm thả Lay-in hoàn thiện sau khi bạn hoàn tất công đoạn thả tấm trên toàn bộ mặt trần.

Hướng Dẫn Thả Tấm Nhôm

Sau khi hoàn thiện thi công, công việc còn lại là vệ sinh nhẹ nhàng bụi bẩn bám dính trên bề mặt trần và quyết dọn vệ sinh sàn, bàn giao lại mặt bằng cho chủ đầu tư.

Nếu bạn quan tâm và có nhu cầu đóng trần nhôm. Xin liên hệ: 0989112765 – 0335087568.