Sơn nước là hỗn dịch được tạo thành từ: bột màu, bột độn, chất kết dính, dung môi và các phụ gia. Chức năng của sơn nước là tạo nên vẻ đẹp cho bề mặt vật chất (tường), đồng thời chúng còn có tác dụng bảo vệ kết cấu bên trong của vật chất tránh được các tác động từ môi trường.
Quy trình sản xuất và bảo quản sơn nước
Mỗi loại sơn nước sẽ có quy trình sản xuất độc lập với thành phần cấu tạo khác nhau để tạo nên chất lượng sản phẩm khác nhau với giá thành khác nhau. Tuy nhiên, quy trình chung để tạo thành sơn nước thường bao gồm 5 bước chính sau đây:
Ủ muối
Từ đầu vào là các nguyên liệu chính để sản xuất ra sơn nước: bột màu, bột độn, dung môi, chất kết dính và chất phụ gia được đưa vào thùng ủ và được khuấy đều với tốc độ thấp. Sau khi khuấy đều, hỗn hợp thu được sẽ được ủ muối với thời gian vài tiếng đồng hồ để làm thấm ướt toàn bộ các nguyên liệu đầu vào, giúp chúng tạo thành hỗn hợp dạng nhão đồng nhất hơn.
>> Xem chi tiết: Thành phần sản xuất sơn nước
Nghiền sơn
Đây là công đoạn quan trọng nhất và cũng là bước mang tính chất quyết định đến chất lượng nước sơn tạo thành.
Sau khi hoàn tất quá trình ủ muối, hỗn hợp được đưa vào máy nghiền sơn để tạo dung dịch lỏng nhuyễn, mịn và đồng nhất. Tùy thuộc vào độ nhớt của thành phần nguyên liệu đầu vào và tùy thuộc vào loại sơn để sử dụng máy nghiền hạt ngọc loại đứng hoặc loại ngang. Thời gian nghiền tùy thuộc vào độ thô của thành phần đưa vào sản xuất và yêu cầu về độ mịn của sơn.
Trong quá trình nghiền, máy sẽ bị nóng lên gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sơn và làm bay hơi dung môi ở nhiệt độ cao. Vì vậy, để tránh sự nóng lên của máy nghiền, trong công đoạn này, xưởng sản xuất sơn sẽ sử dụng nước lạnh có nhiệt độ 5 – 7 độ để làm mát máy.
Pha sơn
Thành phẩm sau khi nghiền được đưa vào một bể pha có một máy khuấy liên tục. Tại đây hỗn hợp mịn được bổ sung thêm một số thành phần: dung môi, phụ gia, chất tạo màng theo tỉ lệ nhất định tùy theo yêu cầu của từng loại sơn nhà.
Lọc
Bước này nhằm loại bỏ phần cạn sơn và các tạp chất dư thừa còn đọng lại để được dung dịch sơn nước đồng nhất, quánh mịn màng. Sau giai đoạn này, dung dịch thu được chính là thành phẩm sơn nước được bán trên thị trường.
Đóng gói và bảo quản
Đóng gói sơn nước có thể được thực hiện thủ công hoặc tự động bằng dây chuyền tùy vào các xưởng sản xuất. Bao bì dùng để đóng gói sơn nước là các thùng nhựa, thùng kim loại có dung tích 5l, 10l, 18l và được dán tem mác cẩn thận và lưu chuyển vào trong kho hàng.
>>Xem thêm: Top 10 thương hiệu sơn uy tín
Các kho hàng lưu trữ sơn phải tuân thủ chặt chẽ các quy định phòng chống cháy nổ bởi nguy cơ cháy nổ cao đối với các thành phẩn dung môi hữu cơ.
Ngoài 5 bước chính thì quy trình sản xuất sơn còn có thêm các quá trình phụ khác:
-Vệ sinh: đây là bước quan trọng làm sạch thùng sơn để đảm bảo chất lượng sơn thành phẩm, quá trình làm vệ sinh có thể dùng nước hoặc dung môi.
-Làm mát: quá trình này nhằm phòng chống sự nóng lên của máy nghiền, nước được đưa vào hệ thống làm lạnh để hạ nhiệt độ xuống còn 5-7 độ trước khi được đưa vào làm mát máy nghiền.
-Chưng cất dung môi: dung môi được thải ra sau khi vệ sinh máy sẽ được trưng cất thành dung môi sạch để tái sử dụng. Công nghệ sản xuất hiện đại thường ứng dụng công nghệ chưng cất chân không để đảm bảo an toàn, tránh cháy nổ.
Thành phần sơn nước chứa các phụ gia bao gồm các chất bảo quản bên trong giữ cho chất lượng sơn được bảo vệ lâu dài từ 3 – 5 năm tùy vào từng loại sơn. Khi bảo quản sơn bạn cần lưu ý luôn để thùng sơn trong tư thế đứng thẳng, đặt nơi khô thoáng và tránh nhiệt độ cao. Thùng sơn sau khi mở nắp cần sử dụng luôn tránh để lâu dài làm khô cứng sơn.
>>Xem thêm: Dịch vụ sơn nhà tại Hà Nội
Thành Kính – đơn vị xây dựng, sửa chữa nhà tại Hà Nội