Trần thạch cao với khả năng che khuyết điểm hiệu quả, thi công dễ dàng, mẫu mã đa dạng góp phần nâng cao tính thẩm mỹ không gian nên chúng trở thành sự lựa chọn phổ biến trong mọi thiết kế trần nội thất hiện đại. Tuy nhiên, yếu tố “độ ẩm không khí” là một trong những kể thù thầm lặng dần xâm nhập vào cấu trúc trần gây ra tình trạng ẩm mốc, loang ố… mặt trần, làm giảm tính thẩm mỹ cũng như chất lượng trần.
Để hiểu hơn về các tác động của độ ẩm không khí ảnh hưởng đến trần nhà thạch cao như thế nào?. Đồng thời đưa ra các giải pháp hiệu quả ngăn chặn ảnh hưởng của độ ẩm tới trần thạch cao, giúp chủ nhà/chủ đầu tư bảo vệ trần bền đẹp lâu dài. Tất cả sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng tham khảo:
Tác động của độ ẩm không khí tới trần thạch cao
Độ ẩm không khí là một dạng hơi nước tồn tại trong không khí. Độ ẩm cao khi độ ẩm trong không khí vượt quá mức lý tưởng là 70% và thường xảy ra vào những ngày mưa gió, đặc biệt là vào mùa mưa, mùa nồm ở khu vực phía Bắc nước ta, hơi ẩm tăng cao có thể ngưng tụ và đọng nước trên bề mặt trần, tường và sàn nhà, thấm vào các đồ dựng và vật liệu xây dựng gây ẩm mốc, hư hỏng.
Trần thạch cao là hệ trần giả trang trí được thi công từ vật liệu chính là tấm thạch cao. Tấm thạch cao là sản phẩm được sản xuất từ bột thạch cao làm lớp lõi và bề mặt là lớp giấy bọc hoặc lớp màng phủ nên chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm nếu không được bảo vệ kỹ lưỡng. Khi trần thạch cao bị tác động bởi độ ẩm không khí cao, lâu ngày sẽ dẫn đến các hiện tượng sau:
- Loang ố/ ẩm mốc mặt trần: vết ố vàng hoặc các đốm mốc đen xuất hiện trên mặt trần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp không gian và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Nứt mối nối: Độ ẩm cao tạo nước ngưng tụ trên mặt trần và thấm sâu vào cấu trúc tấm bên trong dễ khiến đường giáp ranh giữa hai tấm (mối nối ) bị hư hỏng, tạo các đường nứt hoặc khe hở lớn giữa hai tấm liền nhau
- Bóng trong lớp màng sơn: Đối với trần thạch cao chìm là hệ trần có sơn bả thì lớp màng sơn bề mặt rất dễ bị tổn thương, bám dính kém khiến chúng tách lớp, bong tróc màng sơn.
- Cong vênh mặt trần: Khi độ ẩm quá cao khiến tấm thạch cao bị hư hỏng khiến mặt trần bị cong vênh, hoặc với hệ trần thạch cao thả do khung xương bị ẩm lâu rất dễ han gỉ gây cong vênh hoặc sập trần.
- Ảnh hưởng đến hệ thống điện âm trần: Các thiết bị đèn điện, điều hòa, máy hút thường được gắn âm trần, độ ẩm dễ xâm nhập gây chập cháy, hư hỏng các thiết bị điện.
Giải pháp ngăn chặn độ ẩm làm mốc trần thạch cao
Độ ẩm không khí cao giống như một loại côn trùng gặp nhấm từng ít một, chúng là tổn thương đến mặt trần thạch cao cách thầm lặng mà chúng ta khó các thể nhận ra được. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa độ ẩm gây hại đến mặt trần là rất quan trọng, tạo một lớp lá chắn bảo vệ hệ trần cách kiên cố còn hơn là sửa chữa trần thạch cao khi chúng bị hư hại, vừa tốn kém lại mất thời gian và có khi là không hiệu quả tuyệt đối.
Lựa chọn đơn vị và vật liệu thi công chất lượng
Thi công đúng kỹ thuật: Lựa chọn đơn vị thi công uy tín, thợ thi công chuyên nghiệp để đảm bảo thi công chính xác, đúng kỹ thuật. Đặc biệt, cần chú trọng các vị trí mối nối phải xử lý thật kỹ, thi công sơn trần thạch cao đầy đủ các bước và đảm bảo tiêu chuẩn bề mặt trong từng gia đoạn sơn trần đối với hệ trần chìm.
Vật tư thạch cao chất lượng: Khung xương và tấm thạch cao phải lựa chọn nhà cúng cấp và thương hiệu uy tín để đảm bảo độ bền và khả năng chịu tác động môi trường tốt. Riêng đối với tấm thạch cao, cần sử dụng loại tấm thạch cao chịu ẩm, nhất là đối với không gian nhà tắm, vệ sinh, nhà bếp để tăng cường khả năng chịu ẩm của hệ trần.
Sơn trần thạch cao: Nên lựa chọn sơn trần có tính năng chống thấm, bóng mịn giúp tạo một lớp màng chống ẩm vô cùng hiệu quả cho mặt trần, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của hơi ẩm.
Kiểm soát và duy trì độ ẩm lý tưởng trong phòng
Duy trì mức độ ẩm lý tưởng dao động khoảng 40% đến 60%, tránh để độ ẩm tăng cao gây phát triển nấm mốc dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực đến trần thạch cao cũng như các đồ nội thất trong phòng.
Duy trì mức độ ẩm lý tưởng bằng cách:
- Luôn đóng kín các cửa vào những ngày mưa gió và nhất là những ngày trời nồm
- Sử dụng các thiết bị hút ẩm: quạt, điều hòa, máy hút ẩm để làm khô không khí trong phòng
- Đối với các không gian không có mặt thoáng như nhà tắm, vệ sinh thì cần sử dụng máy hút mùi vừa khử mùi hôi vừa giúp không khí trong phòng được thông thoáng
- Sử dụng cây xanh hoặc các chất hút ẩm tự nhiên: bột soda, than hoạt tính, than củi… giúp duy trình độ ẩm trong phòng trong mức lý tưởng
Duy trì sự thông thoáng tự nhiên cho không gian phòng
Ánh nắng mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên hữu ích nhất giúp loại sạch mọi vi khuẩn gây ẩm mốc đến bề mặt trần thạch cao. Vì vậy, khi thiết kế nhà bạn nên tận dụng tối đa các mặt thoáng để làm cửa sổ, cửa ra vào. Đồng thời, mở thông thoáng các cửa vào những ngày nắng tạnh để đón ánh sáng mặt trời, giúp lưu thông gió vào trong phòng vừa giúp diệt khuẩn, vừa mang lại nguồn sức sống tự nhiên tạo sự thư thái cho tâm hồn.
Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ sức khỏe trần thạch cao
Vệ sinh mặt trần: Thường xuyên vệ sinh mặt trần để giữ gìn vẻ đẹp và vệ sinh môi trường không gian phòng luôn sạch sẽ.
Sơn lại trần nhà: Sơn trần thạch cao lâu ngày có thể bị phai nhạt, xuống cấp. Khi đó bạn nên sơn lại mặt trần vừa giúp gia tăng thẩm mỹ vừa giúp tăng cường tính năng bảo vệ tấm thạch cao cùng khung xương bên trong.
Kiểm tra trần định kỳ: Thời gian kiểm tra định lỳ dao động 3 – 6 tháng/lần để bạn sớm phát hiện các hư hỏng nếu có và nhanh chóng xử lý nếu phát hiện.
Giải pháp lý tưởng để ngăn ngừa độ ẩm gây mốc trần thạch cao chính là: lựa chọn vật tư tốt, thợ chuyên nghiệp, luôn đảm bảo độ ẩm phòng khô thoáng. Đảm bảo được những yếu tố trên thì chắc chắn hệ trần nhà bạn sẽ luôn bền đẹp lâu dài trong suất quá trình sử dụng.
Thành Kính – chuyên tư vấn, sửa chữa nhà cũ tại Hà Nội
Tư vấn: 0989112765 – 0335087568