Nhà vệ sinh là không gian được sử dụng để tắm rửa và vệ sinh nên rất dễ phát ra các mùi hôi thối và ẩm mốc. Điều này không chỉ gây mất vệ sinh, mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe của cả gia đình. Vậy làm cách nào để chấm dứt tình trạng “khó ở” của nhà vệ sinh, giữ không gian phòng luôn sạch sẽ, thơm tho? Tất cả các bí quyết đơn giản, dễ thực hiện mà lại rất hiệu quả sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây:
Bóc trần nguyên nhân gây mùi hôi, ẩm mốc trong nhà vệ sinh
Bạn không thể loại bỏ tận gốc mùi hôi hay tình trạng ẩm mốc của nhà vệ sinh nếu bạn chưa xử lý tận gốc nguồn nguyên nhân gây ra mùi hôi thối, ẩm mốc đó.
Nguyên nhân gây mùi hôi thối cho nhà vệ sinh
- Tắc bồn cầu: Rất phổ biến nhất là đối với các nhà phố liền kề, nếu chất thải hữu cơ sau khi vệ sinh không được thải xuống bể phốt mà ứ đọng trong bồn nhà vệ sinh thì mùi hôi thối sẽ thật khủng khiếp.
- Hệ thống thoát nước kém: mặt sàn thoát nước kém, bồn cầu, bồn rửa thoát nước kém khiến nước bị ứ động gây mùi khó chịụ.
- Rò rỉ nước bồn cầu: Do bồn cầu lâu ngày xuống cấp hay kỹ thuật thi công chứa chính xác khiến nước trong bồn cầu bị rò rỉ ra mặt sàn gây mùi.
- Lỗ thoát sàn có mùi: Hiện tượng mùi hôi thối bốc ngược từ đường cống, đường thoát nước.
- Mùi từ các vật dụng và rác thải trong phòng: thùng rác chứa giấy vệ sinh, các đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm… để lâu trong phòng.
- Phòng kín: Phòng kín không có sự trao đổi không khí.
Nguyên nhân gây ẩm mốc nhà vệ sinh
Bao gồm tất cả các nguyên nhân gây mùi hôi bên trên khiến vi khuẩn nấm mốc dễ sinh sôi và tấn công vào bề mặt tường, trần nhà và các đồ dùng gây ẩm mốc. Cộng thêm với nguyên nhân chính là độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng để nấm mốc phát triển cực mạnh.
Lưu ý: Đối với nhà vệ sinh không lắp đặt các thiết bị và sử dụng vật liệu có tính năng kháng ẩm mốc thì nguy cơ ẩm mốc bề mặt càng cao.
Bí quyết loại bỏ mùi hôi, ẩm mốc trong nhà vệ sinh
Những bí quyết đơn giản dưới đây sẽ là cẩm nang bỏ túi vô cùng hiệu quả dành cho mọi gia đình. Ưu điểm: không tốn kém, dễ thực hiện mà lại vô cùng hiệu quả.
Thường xuyên vệ sinh nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là không gian quan trọng được sử dụng thường xuyên để tắm rửa, vệ sinh nên cần được làm sạch thường xuyên, tối thiểu 1-2 lần trong ngày để tránh mùi hay nấm mốc tấn công. Cách vệ sinh nhà vệ sinh đúng cách như sau:
Làm sạch bồn cầu mỗi ngày: Cọ rửa bồn nhà vệ sinh bằng các dung dịch chuyên dụng hàng ngày. Đối với nhà vệ sinh từng có dấu hiệu tắc nghẽn nên sử dụng bột vi sinh định kỳ để hạn chế mọi cặn bẩn và ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn tái diễn.
Vệ sinh sàn, tường, và các thiết bị vệ sinh khác: Quét dọn mặt sàn nhà vệ sinh thường xuyên để loại bỏ các cặn bẩn bám dính trên mặt sàn. Lau chùi, làm sạch các thiết bị vệ sinh, đồ dùng trong phòng, tường nhà để tránh vi khuẩn, giọt nước bám dính gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy cơ gây nấm mốc. Nếu bề mặt xuất hiện nấm mốc, cần sử dụng dung dịch chuyên dịch để làm sạch bề mặt.
Dọn rác vệ sinh mỗi ngày: Giấy lau vệ sinh cần được thu dọn mỗi ngày, tránh để lâu ngày trong thùng rác sẽ bốc mùi khó chịu.
Phơi khô khăn: Khăn tắm, khăn mặt cần được thường xuyên giặt sạch và phơi khô dưới nắng mặt trời. Tránh tình trạng để khăn ẩm ướt thời gian dài trong phòng cũng sẽ gây mùi hôi. Thêm vào đó, quần áo sau khi tắm rửa cần được giặt giũ luôn trong ngày, tránh để quần áo ướt trong thau chậu nhiều ngày trong nhà tắm, vệ sinh.
>>Xem thêm: Nguyên tắc thiết nhà vệ sinh
Sử dụng các tinh chất khử mùi
Vỏ chanh, vỏ bưởi, sả: Đặt một vài lá sả, vỏ chanh hoặc vỏ bưởi vào một vị trí góc nhỏ trong phòng vệ sinh để loại bỏ mùi hôi và mang lại hương thơm dịu nhẹ, tự nhiên cho căn phòng.
Bã cà phê: Phơi khô bã cà phê sau đó cho chúng vào túi nhỏ xinh xinh treo trong nhà vệ sinh để loại bỏ mùi hôi.
Giấm trắm hoặc bột baking soda: đặt một cốc giấm trắng hay bột baking soda để qua đêm trong nhà vệ sinh vừa có tính năng hút mùi vừa có tính năng hút ẩm rất tốt.
Tinh dầu: Mùi tinh dầu: chanh sả, bạc hà, chàm… có tính năng khử mùi hôi rất hiệu quả và mang lại cảm giác thu thái cho con người mỗi khi sử dụng.
Nước xịt phòng: Nước xịt phòng với đa dạng mùi hương được bán phổ biến tại các tạp hóa, siêu thị để làm thơm phòng.
Cải thiện hệ thống thông gió nhà vệ sinh
Hệ thống thông gió là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp không gian phòng vệ sinh luôn khô thoáng, từ đó hạn chế mùi hôi, ngăn ngừa nấm mốc tấn công.
Mở thoáng cửa sổ: Nếu nhà vệ sinh nhà bạn có cửa sổ, hãy luôn mở thoáng chúng để thoát hơi nước, lưu thông không khí, nhất là để đón nhân ánh mặt trời giúp tiêu diệt vi khuẩn.
Lắp đặt máy hút mùi: thiết bị cần thiết trong các nhà vệ sinh, nhất là với không gian kín không có cửa sổ. Lưu ý, máy hút nên được lắp đặt gần với bồn vệ sinh để phát huy hiệu quả công năng hút mùi.
Ngăn chặn mùi trào ngược từ ống thoát nước
Nếu mùi hôi bốc ra từ ống thoát nước thì đó có thể là mùi từ các cặn bẩm bấm dính trên thành ống bốc ngược hoặc mùi từ hơi khí trào ngược từ ngoài vào. Cách xử lý đơn giản là sử dụng các dung dịch hoặc bột phân hủy để làm sạch thành cống, sau đó thay thế các lắp cống thông thường bằng các phụ kiện thoát sàn chống mùi, chống trào ngược.
Ngoài những bí quyết đơn giản trên để giữ cho nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, thơm tho không lo ẩm mốc thì vấn đề lựa chọn vật liệu thi công nhà vệ sinh chống ẩm mốc là điều vô cùng quan trọng. Khi thiết kế, thi công nhà vệ sinh, bạn nên lựa chọn các vật liệu chất lượng như gạch ốp sàn, ốp tường, vật tư đóng trần (nhất là với trần thạch cao nhà vệ sinh), thiết bị vệ sinh…có tính năng chống nước, chống mốc. Thêm vào đó, kỹ thuật thi công của đội thợ là vô cùng quan trọng để đảm bảo thi công đúng kỹ thuật, tránh hư hỏng hoặc ứ đọng nước mặt sàn… Đối với trường hợp mùi hôi do các hư hỏng thiết bị vệ sinh, kỹ thuật thi công thì bạn cần liên hệ với đơn vị sửa chữa nhà vệ sinh để được tư vấn.
Hi vọng những chia sẻ dễ thực hiện trên đây sẽ giúp bạn loại bỏ hiệu quả mùi hôi thối, ngăn ngừa nấm mốc tấn công, giữ cho nhà vệ sinh luôn luôn sạch sẽ, thơm tho.