Thành phần cấu tạo của sơn nước & Phân loại sơn

Sơn nước bao gồm 5 thành phần chính: bột màu, bột độn, chất kết dính, dung môi và các phụ gia. Để hiểu chi tiết hơn chức năng chính của mỗi thành phần cùng hướng dẫn phân loại sơn nước, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây:

Thành phần cấu tạo nên sơn nước

Sơn nước là một dung dịch đồng nhất với đa dạng màu sắc cùng đặc tính khác nhau. Sơn nước được sử dụng với mục đích là để trang trí, làm đẹp và bảo vệ ngôi nhà trước tác động của thời tiết nắng mưa. Với 5 thành phần chính tạo thành:

Bột màu

Theo đúng nghĩa tên gọi của nó, bột màu có tác dụng tạo màu sắc và độ bền của màu nước sơn. Bột màu chiếm tỉ lệ từ 7%  đến 20% trong thành phần sơn nước, chúng được chia thành hai loại: màu vô cơ và màu hữu cơ.

Bột Màu

Màu vô cơ: là màu sắc tự nhiên được tạo từ các vật liệu thiên nhiên nghiền mịn, bao gồm: đá phấn trắng, minium sắt nâu đất, nioni thiên nhiên màu hồng nâu, than chì màu xám. Màu vô cơ có đặc tính bền màu và độ che phủ cao.

-Màu hữu cơ: là màu sắc tổng hợp tạo lên, bao gồm những tone màu tươi sáng và đa dạng nhiều sắc màu. Màu hữu cơ có độ che phủ và độ bền màu thấp hơn so với màu sắc vô cơ.

Bột độn

Thành phần chất độn trong sơn nước có tác dụng gia tăng các tính năng của sản phẩm: độ bóng, độ cứng… giúp cho quá trình thi công được dễ dàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và đặc biệt là giúp kiểm soát độ lắng của sơn.

Bột độn Trong Sơn

Các chất độn được sử dụng phổ biến để sản xuất sơn nước bao gồm: Titan, bột đá, silic…

Chất kết dính

Là vật liệu có tác dụng giúp liên kết màu sắc sơn với màng bám dính trên bề mặt vật chất. Nếu thiếu đi thành phần kết dính này thì hỗn hợp sơn nước sẽ bị tách lớp và nhanh chóng bong tróc khi quét lên bề mặt vật chất.

Chất Kết Dính

Các chất kết dính thường được đưa vào để sản xuất sơn nước là: polime, nhựa cao su, các loại keo…với từng loại sơn sẽ sử dụng các  chất kết dính khác nhau.

Dung môi

Dung môi là thành phần giúp hòa tan bột màu và các thành phần khác cấu thành lên nước sơn. Với từng thương hiệu sơn khác nhau sẽ sử dụng loại dung môi khác nhau.

Dung Môi Và Các Chất Phụ Gia

Chất phụ gia

Chất phụ gia là nguyên liệu được bổ sung thêm vào thành phần sơn nước với tỉ lệ nhỏ để gia tăng chất lượng sơn: độ bền màu, khả năng chống oxi hóa, gia tăng độ bóng mượt, độ cứng, độ phủ màu sơn. Đây cũng chính là thành phần tạo nên các đặc tính của sơn.

Thành phần chất phụ gia chỉ chiếm dưới 5% và trong sản xuất, lượng chất phụ gia phải có tỉ lệ nhất định và tránh vượt quá ngưỡng an toàn sẽ gây độc hại cho môi trường và người sử dụng.

>>Xem thêm: Tiêu chí để đánh giá sơn chất lượng

Phân loại sơn nước

Dựa trên nhu cầu sử dụng để phân loại sơn nước thành 5 loại, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho mọi đặc điểm môi trường cần thi công:

Sơn nội thất

Là loại sơn chuyên dùng để thi công phía bên trong công trình, đặc điểm không gian không chịu tác động trực tiếp từ môi trường (nắng – mưa – gió).

Sơn Nội Thất

Đặc điểm của sơn nội thất chất lượng:

  • Khả năng chống thấm hiệu quả, ngăn chặn sự phát triển của rêu mốc
  • Độ phủ cao, bám dính tốt và bền màu
  • Bề mặt bóng mịn dễ lau chịu bụi bẩn bám dính
  • Không chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Sơn ngoại thất

Là sơn nước sử dụng để thi công các công trình ngoài trời. Mang chức năng:

Sơn Ngoại Thất

  • Chấm thấm tốt, bền màu, bám dính tốt, không bị ảnh hưởng trước tác động trực tiếp của môi trường
  • Tính năng kháng khuẩn giúp bảo vệ bề mặt sơn không bị tấn công bởi vi khuẩn gây nấm mốc
  • Tính năng chống kiềm hóa giúp bề mặt tường không bị loang ố, bay màu.

Sơn chống thấm

Loại sơn chuyên dụng dùng cho tính năng chống thấm ở bề mặt các công trình. Tính năng chống thấm giúp bảo vệ hiệu quả công trình không chịu tác động trước ảnh hưởng của độ ẩm, nắng mưa.

Sơn Chống Thấm

Ngoài chức năng chống thấm, các dòng sơn này hiện nay còn được bổ sung các thành phần mang lại khả năng chống nóng, chống vi khuẩn nấm mốc, kiềm hóa cách hiệu quả.

Sơn lót chống kiềm

Sơn lót chống kiềm hay còn được gọi là sơn lót kháng kiềm là lớp sơn màu trắng được thi công trước khi tiến hành sơn màu. Tác dụng:

Thi Công Sơn Lót Kháng Kiềm

  • Giúp gia tăng khả năng kết dính, tăng độ mịn màng và giúp lớp sơn màu được sáng bóng và phủ đều hơn.
  • Giảm thiểu sự loang ố bề tường do kiềm hóa
  • Giang tăng tính năng chống thấm
  • Giúp tiết kiệm lượng sơn nước màu khi thi công

Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn sơn nhà hoàn thiện.

Liên hệ: 0989112765 – 0335087568