Trần thạch cao thả là gì? Ưu nhược điểm của hệ trần thả

Trần thạch cao thả mang phong cách thiết kế nhẹ nhàng, dễ gây ấn tượng cho người nhìn bằng những ô nhỏ 60×60 trên toàn bộ bề mặt trần. Loại trần này mang nhiều ưu điểm chinh phục khách hàng và bạn dễ dàng bắt gặp chúng tại các môi trường công sở, khu công nghiệp, bệnh viện, trường học…

Trần thạch cao thả là gì?

Là hệ trần nhà thạch cao mang các đặc điểm nhận dạng như:

Bề mặt trần chia nhỏ thành các ô có kích thước phổ biến 600×600 (mm) hoặc một số dạng trần thả có kích thước ô 600×1200 (mm). Phần lớn, bề mặt hệ trần này đồng nhất trên một mặt phẳng trải dại tại mọi vị trí. Tuy nhiên, hiện nay trần thả thạch cao được thiết kế thành nhiều mặt phẳng hơn (cấp giật) và loại trần thả cấp giật này chủ yếu được thiết kế cho phòng khách.

Cấu tạo trần thả thạch cao

Phần diềm thanh xương phụ bị lộ trên bền mặt trần sau hoàn thiện. Phần khung xương bị lộ này tạo thành các ô có kích thước 600×600 hoặc 600×1200. Kích thước ô như thế nào thì tấm thạch cao thả sử dụng sẽ có kích thước tương đương như vậy.

Ngoài tên gọi là trần thạch cao thả thì kiểu trần này còn được gọi là trần thạch cao nổi. Mọi người thường gọi  ngắn gọn là trần thả hoặc trần nổi.

Ưu điểm của trần thả thạch cao

-Giá trị thẩm mỹ cao: Hệ trần này mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, đơn giản, giúp không gian phòng trở nên thoáng rộng và sạch sẽ hơn.

-Tiện lợi: Hệ trần góp phần làm giảm bớt những thiết bị hay vật dụng gây rối mắt, làm chật chội không gian phòng. Đóng trần thạch cao thả giúp che đi đường điện, ống phía trên. Các bóng đèn chiều sáng, máy thông gió, điều hòa đều được lắp đặt âm trần với thiết kế tinh tế, gọn gàng.

ưu điểm Dễ Thi Công Và Sửa Chữa Của Trần Thạch Cao Thả

-Đa tính năng: đáp ứng các tiêu chuẩn: chống ẩm, cách âm, cách nhiệt, chống cháy, không sinh bụi bẩn làm ô nhiễm môi trường hay gây bệnh đường hô hấp. Loại trần này thân thiện với con người và môi trường.

-Thi công nhanh: kỹ thuật đóng trần thả đơn giản nên chỉ với 2 công nhân cũng có thể hoàn thiện vài chục m2 trần thạch cao thả trong một ngày.

-Dễ sửa chữa: trần thả nổi rất hiếm khi bị hư hỏng, hoặc nếu xảy ra hiện tượng hư hỏng tấm thì việc thay thế cũng rất đơn giản. Đặc biệt tiện lợi khi cần kiểm tra thiết bị gác phía trên hệ trần, không cần khoét vá như trần chìm, đơn giản chỉ bằng thao tác tháo dỡ tấm thạch cao thả và thả lại tấm khi hoàn thành công việc.

-Giá thành rẻ: Giá trần thạch cao thả hoàn thiện dao động từ 140.000đ – 180.000đ/m2. Đây là chi phí đóng trần rẻ hơn nhiều so với hệ trần thạch cao chìm, trần nhựa hay trần nhôm, trần gỗ.

Chính bởi những ưu điểm trên nên hệ trần nổi thạch cao rất được sử dụng phổ biến tại các không gian: xí nghiệp, văn phòng, nhà kho, trung tâm giáo dục, bệnh viện, bến bãi…

Trần Thạch Cao Thả Là Gì Ưu Nhược điểm

Nhược điểm

Điển hạn chế tồn tại đối với hệ trần nhà bằng thạch cao chính là sự cố bị hư hỏng mặt tấm khi gặp nước thấm dính. Chính vì điều này, nên trước khi thi công trần thạch cao, bạn cần kiểm tra chắc chắn phần bề mặt trần thật để tránh sự cố thấm dột hay những nguyên nhân có thể gây ra thấm dột nước.

Ngoài ra, trần thạch cao nổi ít được sử dụng cho các không gian sang trọng, cao cấp như phòng khách, trung tâm tổ chức sự kiện, trung tâm thương mại… Vì hệ trần này mang phong cách nhẹ nhàng và đơn giản.

Thành Kính – nhận thi công trần vách thạch cao toàn Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc. Với thái độ làm việc: UY TÍN – CHUYÊN NGHIỆP – CHẤT LƯỢNG – GIÁ HỢP LÝ. Mang đến sự hài lòng cho khách hàng trong từng chất lương công trình.

Bạn cần được tư vấn chi tiết, hãy gọi cho chúng tôi: 0989112765 – 0335087568.