Nhà vệ sinh với diện tích không lớn, song phải đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng với tần suất sử dụng nhiều nên đòi hỏi chúng ta phải biết khéo léo trong việc lựa chọn vị trí, bố trí thiết bị bên trong phòng sao cho đảm bảo sự tiện nghi và thẩm mỹ không gian.
Tham khảo những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế nhà vệ sinh trong bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc lên ý tưởng, thiết kế không gian nhà vệ sinh phù hợp từ công năng đến giá trị thẩm mỹ.
5 Nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh đẹp, tiện nghi và hợp phong thủy
Vị trí
Theo phong thủy, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều khí uế nên cần tránh đặt chúng ở vị trí trung tâm của ngôi nhà. Nên bố trí nhà vệ sinh ở các vị trí góc cạnh, nép về một bên nhà hay đối với các mảnh đất có hình thù móp méo, lồi lõm thì nên bố trí nhà vệ sinh ở các vị trí lồi lõm đó để tạo lên sự cân bằng cho ngôi nhà. Vị trí đặt nhà vệ sinh nên thẳng nhau giữa các tầng hoặc phía dưới nhà vệ sinh là nhà kho, nhà xe. Cần tránh đặt nhà vệ sinh phía trên các không gian phòng bếp, phòng thờ. Hướng nhà vệ sinh cũng nên được đặt theo hướng hung – là hướng xấu.
Đối với các phòng ngủ có nhà vệ sinh riêng, để thuận tiện cho việc sử dụng và đảm bảo về mặt phong thủy thì nên thiết kế nhà vệ sinh gần phía cửa ra vào hay gần tủ quần áo. Tránh vị trí phòng vệ sinh đặt đầu giường hay có cửa chiếu vào giường ngủ. Trong trường hợp các phòng dùng chung một nhà vệ sinh thì vị trí nên đặt là ở khoảng giữa để thuận tiện di chuyển và sử dụng giữa các phòng.
Do nhà vệ sinh là nơi ẩm thấm do sử dụng nước nhiều và nặng mùi khí uế nên cần bố trí chúng ở các không gian thông thoáng, có khoảng không để tiếp xúc với không gian bên ngoài giúp đón nhận ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí trong phòng. Tuy nhiên, trong điều kiện nhà ở đô thị hiện nay rất hạn hẹp về mặt thoáng nên cần bố trí nhà vệ sinh ở khoảng giữa gần cầu thang và thiết kế kiểu giếng trời để tạo cửa sổ thông thoáng, tránh sự bí bách của không gian phòng.
Phân khu chức năng
Một không gian nhà vệ sinh phải đảm bảo được 3 chức năng: tắm – rửa – xí. Đối với thiết kế nhà truyền thống, do quỹ đất rộng nên thường phân chia không gian tắm rửa tách biệt với không gian nhà xí. Tuy nhiên, do diện tích đất ngày càng eo hẹp, nhất là tại các khu đô thị hiện nay thì không gian nhà vệ sinh chỉ khoảng 3-5m2 nhưng đầy đủ cả 3 chức năng trên. Chính điều này đòi hỏi sự phân chia và thiết kế phân khu chức năng sao cho hợp lý, tiện nghi mà vẫn phải đảm bảo sự thông thoáng cho không gian phòng.
Xí – xí bệt, rửa – chậu tường hoặc chậu bàn, tắm – tắm đứng hoặc tấm bồn. Dựa trên kích thước và hình dáng phòng để bố trí các thiết bị sao cho hợp lý. Thông thường, vị trí đặt chậu rửa sẽ cạnh cửa ra vào, sau đó là xí và cuối cùng làm khu vực tắm, khoảng cách giữa các thiết bị khoảng 0,9m- 1m.
Thiết bị vệ sinh
Các thiết bị vệ sinh phổ biến: chậu rửa, xí bệt, tủ, bồn tắm, vòi hoa sen, vách kính tắm đứng, khung treo đồ… Các thiết bị cần được lựa chọn và lắp đặt phù hợp với:
- Tiêu chuẩn kích thước: kích thước thiết bị phải phù hợp với diện tích phòng và chúng được lắp đặt ở các vị trí có độ cao phù hợp với người sử dụng.
- Tiêu chuẩn màu sắc: Màu sắc hài hòa, đồng nhất giữa các thiết bị và màu sắc không gian tổng thể, làm bật lên phong cách mà bạn hướng đến.
Ngoài ra, nên lựa chọn thiết bị vệ sinh đồng bộ cùng một thương hiệu để tạo sự nhất quán về kích cỡ, màu sắc. Nên chọn các thiết bị vệ sinh chất lượng để đảm bảo vẻ đẹp và tuổi thọ sử dụng lâu dài, tránh các phiền hà do hư hỏng làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bạn.
Hệ thống điện nước, chống thấm
Đằng sau sự vận hành êm ả của các thiết bị vệ sinh là hệ thống điện nước an toàn, bền vững. Vì vậy, để đảm bảo sự vận hành hoàn hảo của các thiết bị vệ sinh thì khi lắp đặt ống cấp thoát nước, bạn phải sử dụng các loại ống dày, chất lượng tốt với kích thước phù hợp để tránh các hư hỏng về sau. Đồng thời, lắp đặt ống cấp thoát nước phải tuân thủ các quy tắc về độ dốc và đặc tính của từng loại ống để hạn chế các hư hỏng về sau.
Các thiết bị điện như đèn sáng, bình nóng nóng để được đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh tình trạng bị ẩm ướt gây nguy hiểm về điện.
Sàn nhà tắm do dùng nước thường xuyên nên cần phải được xử lý chống thấm hiệu quả, nhất là các vị trí chân tường hay điểm cổ ống thoát nước để tránh tình trạng thấm nước xuống tầng dưới.
Trang trí trần – tường – sàn
Thi công trần thạch cao nhà vệ sinh, trần nhựa nhà vệ sinh thường là lựa chọn hoàn hảo để che đi khuyết điểm trần phía trên như dầm, ống kỹ thuật đi nổi… hay che chắn an toàn cho các đường dây điện, bình nóng lạnh không bị hơi ẩm xâm nhập gây chập cháy về điện.
Tường nhà – sàn nhà được ốp gạch men vừa có tác dụng làm đẹp, vừa che chắn nước không thấm vào cấu trúc trường gây ẩm mốc.
Màu sắc trần – tường – sàn cần phải hài hòa với màu sắc thiết bị nội thất để tạo nên một không gian vệ sinh sạch đẹp – thẩm mỹ với tiện nghi đầy đủ, mang đến cho người sử dụng cảm giác an toàn, thoải mái mỗi khi sử dụng.
Thành Kính – chuyên nhận cải tạo nhà vệ sinh tại Hà nội. Tư vấn: 0989112765 – 0335087568.