Rất nhiều gia chủ băn khoăn không biết có nên làm tủ bếp cao kịch trần không? Bởi nếu đóng cao sát mặt trần thì quá cao và khoảng không trên cùng không sử dụng đến sẽ lãng phí và tốn kém, nhưng nếu để trống thì sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ không gian. Vì vậy, bài viết này sẽ tư vấn đến bạn đọc những mặt lợi và bất lợi khi đóng tủ bếp sát trần, từ đó để bạn có được lựa chọn phù hợp khi đóng tủ bếp cho chính ngôi nhà mình.
Có nên thiết kế tủ bếp cao kịch trần?
Đặc điểm tủ bếp cao kịch trần
Tủ bếp là món đồ nội thất quen thuộc trong mỗi phòng bếp, nơi chứa đựng biết bao nhiêu đồ dùng nấu nướng, thực phẩm khô hay nhiều vật dụng khác để không gian nhà được gọn gàng, ngăn nắp và thẩm mỹ hơn.
Tủ bếp kịch trần là độ cao của tủ bếp được thiết kế chạm tới mặt trần. Hiện nay, hầu hết các gia chủ đều ưa thích thiết kế tủ bếp sát trần bởi chúng đáp ứng sự đồng bộ, nét tinh tế trong thiết kế không gian nhà, giúp gia tăng diện tích không gian lưu trữ và tiết kiệm thời gian dọn dẹp phòng bếp hơn.
Ưu điểm của tủ bếp cao sát trần
-Tận dụng tối đa không gian lưu trữ: Bố trí tủ bếp sát trần nhà không gây tốn kém thêm diện tích mặt rộng của ngôi nhà mà còn giúp không gian nhà được ngăn nắp, gọn gàng hơn bởi khoảng không lưu trữ đồ tối đa, cất trữ được nhiều đồ dùng, vật dụng hơn.
-Tăng giá trị thẩm mỹ không gian: so sánh hai kiểu tủ bếp dưới trần và tủ bếp sát trần thì tủ sát trần luôn đảm bảo vẻ đẹp hoàn mỹ hơn. Chúng không những giúp gia tăng diện tích cất trữ đồ mà còn giúp che khuất các xà gồ phía trên, mang đến không gian phòng bếp vẻ đẹp tinh tế và tiện nghi.
-Tiết kiệm thời gian dọn dẹp: nếu không làm tủ kịch trần thì khoảng trống phía trên lại trở thành khu vực dễ tích tụ các bụi bẩn hay làm lối đi cho các loại côn trùng và chuột chạy nhảy hoặc tha kiếm đồ ăn gây mất vệ sinh và tốn nhiều thời gian dọn dẹp. Chưa kể khoảng trống trên cao thường khó vệ sinh hơn nhiều.
>>Xem thêm: Nghệ thuật trang trí trần nhà Độc và Lạ
Nhược điểm của tủ bếp cao sát trần
-Diện tích đóng tủ lớn sẽ càng tốn kém thêm chi phí bởi tốn kém vật liệu gỗ, nhôm kính, chi phí lắp đặt, gia công…
-Các khoang tủ phía trên cao sát mái trần có độ cao ngoài tầm với nên gây nhiều khó khăn, bất tiện khi cất – lấy đồ, nên chúng chỉ sử dụng để cất trữ những món đồ ít khi sử dụng đến hoặc nhiều gia đình chỉ đóng thêm phần tủ trên này để gia tăng vẻ đẹp và tạo sự đồng bộ nội thất trong gia đình mà không sử dụng đến.
CÓ hay KHÔNG nên đóng tủ bếp sát trần?
Theo tư vấn của các kiến trúc sư, việc thiết kế tủ bếp cao hết trần hay không còn phụ thuộc vào cao độ không gian của trần phòng bếp. Thông thường, các tủ bếp hiện nay được thiết kế với độ cao trên 2,2m. Bạn có thể tính được khoảng hở giữa mặt trần với mặt tủ bếp bằng cách lấy cao độ trần – 2,2m.
Trong trường hợp khoảng hở dưới 50cm, khi đó khoảng trống trên sẽ không đủ kích thước để sử dụng. Thay vì thiết kế tủ bếp ở khoảng hở đó thì bạn có thể lựa chọn cách thi công trần giả và hạ mặt trần xuống bằng với mặt tủ bếp. Điều này vừa có tác dụng đảm bảo giá trị thẩm mỹ, vừa tránh tạo khoảng trống mất thẩm mỹ và là nơi trú ngụ của các loại côn trùng.
Trong trường hợp khoảng hở trên 50cm thì bạn có thể lựa chọn để hở hoặc lựa chọn đóng thêm một hệ tủ nữa cao kịch trần để tăng công năng sử dụng tủ bếp và đảm bảo giá trị thẩm mỹ…Trong trường hợp bạn không muốn tốn kém nhiều chi phí vào khoảng hở này mà vẫn muốn đảm bảo giá trị thẩm mỹ thì có thể dùng tấm gỗ, tấm thạch cao hay tấm alu để bịt kín khoảng hở trên.
Hiện nay đóng trần vách thạch cao là hệ trần trang trí được sử dụng nhiều nhất trong các công trình nhà ở, trần thạch cao phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp… Các mẫu trần thạch cao giúp nâng cao tính thẩm mỹ không gian nhà tiện lợi khi lắp đặt nội thất nhà bếp. Trong trường hợp tủ bếp không sát trần, bạn có thể hạ thấp trần thạch cao xuống hoặc và làm vách thạch cao chắn khoảng trống, vừa tiện lợi lại đảm bảo giá trị thẩm mỹ.