Trần thạch cao thả có cấu trúc đơn giản nên việc tháo dỡ cũng rất dễ dàng và không tốn nhiều công sức. Nếu bạn chưa biết cách tháo dỡ trần thạch cao thả như thế nào để vừa an toàn mà lại hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến kết cấu trần, tường hay các thiết bị xung quanh, mời bạn tham khảo hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây.
Quy trình tháo dỡ trần thạch cao thả
Trần thạch cao thả là hệ trần có cấu trúc khung xương nổi và tấm thả trực tiếp trên khung xương. Hệ trần này sau khi sử dụng một thời gian dài và bị xuống cấp, hư hỏng nặng hoặc bạn muốn thay đổi thiết kế không gian bằng những kiểu trần khác thì cần phải tháo dỡ, quy trình tháo dỡ như sau:
Tháo dỡ tấm thạch cao thả
Do tấm thạch cao thả có cấu trúc rời, chúng được đặt trên khung xương mà không có vít hay keo liên kết gì lên chúng dễ dàng tháo nhấc khi cần thiết. Để bắt đầu công việc tháo bỏ tấm thả thạch cao, bạn cần chuyển bị một chiếc thang đứng, giáo mác… hỗ trợ để bạn với tới mặt trần và bắt đầu nhấc từng tấm thạch cao ra khỏi mặt trần.
Tháo dỡ khung xương
Khung xương trần thả bao gồm các thành xương T0.6, T1.2, T3.6 và V viền tường. Các thành T liên kết với nhau nhờ ray cài có sẵn ở các đầu thanh và rãy cài ở giữa thanh. Vì vậy, việc tháo dỡ các thanh xương T rất đơn giản.
Đầu tiên, bạn cần tháo bỏ các thành T0.6, sau đó chuyển sang tháo dỡ các thanh xương T1.2, rồi đến các thành xương 3.6. Do các thanh xương T3.6 là các thanh xương chính chịu lực và có kết nối với trần nhà. Vì vậy, bạn cần dùng kéo cắt sắt và các thiết bị khác để cắt thanh treo kết nối thanh xương chính với trần nhà. Sau khi tháo bỏ hết các thành xương T, tiến hành tháo bỏ V viền tường, V tiền tường khó tháo dỡ nhất vì chúng gắn chặt với tường xung quanh, vì vậy bạn cần dùng búa để hỗ trợ tháo bỏ đinh liên kết và nhớ cẩn thận để không làm hư hỏng bề mặt tường bê tông hay đá hoa ốp tường.
Thu dọn và vận chuyển phế liệu
Nếu trần thạch cao sau khi tháo dỡ vẫn còn giá trị sử dụng thì bạn cần phân loại từng vật liệu tấm – thanh xương từng loại và đóng gói chúng cẩn thận để lắp đặt cho không gian khác. Trong trường hợp tháo dỡ trần thạch cao để bỏ thì bạn có thể phân chúng thành hai loại: Tấm thạch cao – xếp gọn hoặc đập vỡ cho vào bì và chuyển bỏ đi, khung xương – kim loại kẽm nên bạn có thể tận dụng để bán ve chai. Sau khi vận chuyển hết phế liệu thì cần quét dọn lại mặt bằng cho sạch sẽ.
Chú ý: Hệ trần thả có cấu trúc giống nhau nên quy trình tháo dỡ trần thạch cao thả áp dụng cho trần thả nhựa hay trần thả nhôm.
Chi phí tháo dỡ trần thạch cao thả
Giá tháo dỡ trần bỏ đi
Với trần thạch cao bị cũ, hư hỏng nặng hay chủ nhà muốn làm mới lại thiết kế trần thì giá tháo dỡ đối với trần thạch cao thả dao động từ 30.000đ/m2 – 60.000đ/m2 (phụ thuộc diện tích và điều kiện mặt bằng). Giá trên bao gồm công phá dỡ, vận chuyển phế liệu và dọn dẹp sạch mặt bằng.
>>Tham khảo: Giá làm trần thạch cao 60×60
Giá tháo dỡ tái sử dụng
Tháo dỡ tái sử dụng lại rất phổ biến đối với các phòng trọ hay văn phòng cho thuê. Do chất lượng trần còn mới, tốt mà phải thay đổi vị trí không gian nên gia chủ muốn tận dụng lại nhằm tiết kiệm chi phí.
Chi phí tháo dỡ tái sử dụng thường đắt hơn 10.000đ – 20.000đ so với tháo dỡ bỏ đi vì quá trình tháo dỡ vật tư dùng lại phải cẩn thận, nhẹ nhàng sau đó xếp gọn ngay ngắn nên sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn.
Nhiều khách hàng thắc mắc: “Có nên tận dụng làm lại không hay tháo bỏ làm mới vật tư?”
Giải đáp: Trong từng trường hợp cụ thể đẻ bạn chọn những cách làm tốt nhất và tiết kiện nhất. Nếu bạn có khả năng tự tháo dỡ và thi công làm mới thì bạn nên tận dụng để tiết kiệm chi phí. Trường hợp bạn phải thuê ngoài thì bạn không nên tháo dỡ để tận dụng vì chi phí tháo bỏ và làm lại sẽ ngang bằng chi phí làm mới vì những lý do sau đây:
- Chi phí tháo dỡ: 30.000đ/m2-60.000đ/m2
- Chi phí vận chuyển (nếu bạn di chuyển sang một vị trí thi công mới)
- Chi phí làm lại trần và mua thêm vật tư cho những vị trí bị thiếu để thay thế cho những vật tư bị hư hỏng không tận dụng được
Dựa trên những chi phí trên thì bạn không nên tận dụng lại trần cũ nếu bạn không thể tự mình thi công. Thêm vào đó, các thanh xương sau khi tháo bỏ và làm lại thì phần ray cài dễ bị nhờn và không còn kết nối chắc chắn như ban đầu.
Thành Kính – chuyên tư vấn, thi công trần thạch cao tại Hà Nội. Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn cần tư vấn và nhận báo giá cụ thể cho công trình nhà mình.
Hotline: 0989112765 – 0335087568.