Hướng dẫn xử lý trần thạch cao bị thấm nước, ẩm mốc

Trần thạch cao bị thấm nước thường gây đến hư hỏng ẩm mốc, loang ố bề mặt trần. Lâu ngày các tấm trần sẽ có dấu hiệu vỡ nát và rơi xuống, nặng hơn có thể dẫn đến sập trần gây nguy hại đến tính mạng con người.

Vậy hướng giải quyết như thế nào đối với trần thạch cao bị thấm nước vừa hiệu quả, tránh hư hại nặng và giảm bớt chi phí? Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây:

Từng bước xử lý trần thạch cao thấm nước

Nguyên tắc xử lý trần nhà thạch cao thấm nước là phải sửa chữa nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát hiện trần có dấu hiệu thấm nước. Sự kéo dài về thời gian càng làm hư hỏng thêm nặng hơn, càng khó sửa chữa và tốn kém chi phí hơn.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra thấm nước trần là do rò rỉ nước từ mái (có thể do nứt vỡ ống nước phía trên hệ trần hoặc thấm dột trực tiếp từ mái nhà). Vậy cách xử lý như sau:

Trần Thạch Cao Thả Bị Thấm Nước

Đối với hệ trần thạch cao thả

Trần thạch cao thả 600×600 bị thấm nước rất dễ sửa chữa và bạn có thể tự kiểm tra và khắc phục hư hỏng này.

Bước 1: Nhấc tấm thạch cao thả tại vị trí mà bạn phát hiện thấm nước để kiểm tra phần mái phía trên để tìm ra nguyên nhân thấm dột nước.

Bước 2: Khắc phục nguyên nhân gây thấm dột (sửa chữa ống nước hoặc chống thấm, nứt nẻ từ mái nhà).

Bước 3: Mua tấm thạch cao thả mới tương tự về thay thế.

Sửa Chữa Thay Mới Tấm Thạch Cao Thả Thấm Nước

Lưu ý: Bạn chỉ có thể tự mình thay mới tấm thả thạch cao, trong trường hợp nguồn nước làm han gỉ khung xương và cần thay mới thì buộc bạn phải gọi thợ sửa chữa trần thạch cao. Không nên tự ý sửa chữa, thay mới khung xương nếu bạn không có chuyên môn, bởi phần khung xương liên quan đến gánh chịu lực của hệ trần.

Đối với hệ trần chìm

Nguyên tắc sửa chữa trần chìm thạch cao bị thấm nước:

Bước 1: Khoanh vùng vị trí có dấu hiệu thấm nước

Bước 2: Khoét phần thạch cao vừa khoanh vùng để kiểm tra nguyên nhân thấm

Bước 3: Khắc phục nguyên nhân thấm dột ( gợi thợ sửa chữa đường nước hoặc chống thấm mái xử lý)

Bước 4: Vá lại vị trí trần thạch cao vừa khoét

Bước 5: Sơn bả thạch cao tại vị trí vừa khoét

Sửa Chữa Trần Thạch Cao Chìm ẩm Mốc

Lưu ý: Với trần thả bạn có thể tự mình thực hiện, nhưng với hệ trần chìm thạch cao thì bắt buộc bạn phải gọi thợ thạch cao tới giúp bạn xử lý. Sửa chữa đối với hệ trần chìm vừa tốn nhiều thời gian với tốn kém chi phí hơn so với trần thả.

Nhắc lại nguyên tắc trần thạch cao bị thấm nước: Hãy xử lý chúng nhanh nhất có thể, ngay khi phát hiện bề mặt tấm bị thấm nước, tránh để lâu dài khiến nước thấm rộng hơn, bề mặt tấm thạch cao chuyển dần sang màu vàng ố, rồi chuyển thành màu đen mốc hay mọc rêu. Khiến vi khuẩn sản sinh nhiều gây bệnh về đường hô hấp, nghiêm trọng hơn còn gây sập trần ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Để tránh được tình trạng thấm dột vừa gây mất thẩm mỹ vừa mất thời gian, tốn kém chi phí. Vậy, hãy thận trọng kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống đường nước gác phía trên hay xử lý chống thấm mái nhà, khắc phục các điểm nứt nẻ mái để tránh rò rỉ nước gây tổn hại đến trần thạch cao.

Ngoài nguyên nhân gây thấm nước từ phía trên mái thì cũng có những trường hợp trần thạch cao bị ẩm mốc do độ ẩm không khí cao, nhất là khi trời mưa lớn và ngày gió nồm. Để tránh được ẩm mốc do độ ẩm cao thì bạn nên dùng máy hút ẩm để cân bằng không khí trong phòng. Thêm vào đó, hãy lựa chọn vật tư chất lượng tốt để đảm bảo giá trị sử dụng lâu dài của hệ trần thạch cao.

Để được tư vấn, thiết kế trần vách thạch cao. Hãy gọi cho chúng tôi: 0989112765 – 0335087568.