Phân biệt kết cấu chung và kết cấu riêng của nhà chung cư

Nhà chung cư là một tòa nhà cao tầng trong đó bao gồm tổ hợp rất nhiều các căn hộ riêng lẻ hay còn gọi là căn hộ chung cư. Mỗi căn hộ chung cư thường bao gồm đầy đủ các phòng chức năng: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm – vệ sinh, ban công. Trong tòa nhà sẽ bao gồm đầy đủ các tiện ích: thang máy, hàng lang, sân chơi, bãi đỗ xe, khu dịch vụ mua sắm – ăn uống…đảm bảo cuộc sống tiện nghi cho các cư dân bên trong tòa nhà.

Việc các căn hộ riêng lẻ cùng được sắp xếp trong một tòa nhà sẽ gây khó khăn cho việc cải tạo, sửa chữa nhà chung cư khi cần. Vì vậy, các kiến thức kết cấu chung và kết cấu riêng là rất cần thiết cho chủ căn hộ, nhất là khi bạn cần sửa nhà chung cư để tránh vi pháp pháp luật, quy định của tòa nhà.

Kết cấu chung – kết cấu riêng của nhà chung cư

Kết cấu chung và kết cấu riêng là các yếu tố cấu thành nên kiến trúc của toàn bộ tòa nhà. Nhằm đảm bảo sự chắc chắn, bền vững trong kết cấu toàn nhà, đảm bảo tuổi thọ và an toàn cho các cư sinh sống.

Quy-định-sửa-chữa-nhà-chung-cư

Kết cấu chung của nhà chung cư

Kết cấu chung trong tòa nhà là các yếu tố chịu lực cấu thành nên toàn nhà, phần kết cấu mà toàn bộ cư dân bên trong đều cùng sử dụng chung nên cần có trách nhiệm bảo dưỡng và không được phép tự ý sửa chữa, thay đổi. Kết cấu chung bao gồm:

  • Nền móng công trình: Là phần chịu tải trọng lực cho toàn bộ toàn nhà, giúp đảm bảo cân bằng, ổn định và sự bền vững của toàn nhà. Móng chung cư thường được thi công kiểu móng cọc hoặc móng băng
  • Cột, dầm, sàn: Là phần kết cấu chịu lực chính hình thành nên các tầng cao tức bộ khung của tòa nhà và được dựng bằng bê tông cốt thép, vừa có tác dụng hình thành nên kết cấu phân tầng trong toàn nhà, vừa giúp truyền tải trọng lực giữa các tầng cao với nhau và giữa các tầng xuống nền móng công trình (cột là thanh chịu lực theo phương thẳng đứng, dầm là thanh chịu lực theo phương ngang, sàn là bề mặt chịu lực nằm ngang)
  • Tường chịu lực: bao gồm tường bao bên ngoài tòa nhà, tường bao xung quanh căn hộ và tường chống chịu lực bên trong. Các bức tường này có tính chất chịu tải lực và chống chịu các tác động từ bên trường bên ngoài

kết-cấu-chung,-kết-cấu-riêng-của-nhà-ở-chung-cư

  • Thang bộ, thang máy: Hệ thống thang là phần dùng chung của toàn bộ cư dân sinh sống trong toàn nhà dùng để di chuyển giữa các tầng cao với nhau
  • Hệ thống cấp điện, nước, thông gió: Là phần dịch vụ tiện ích thiết yếu cần có để phục vụ cuộc sống sinh hoạt của mỗi con người
  • Hệ thống phòng chống cháy nổ và thoát hiểm: Bao gồm các thiết bị cảnh báo, hệ thống vòi phun nước dập lửa, bình xịt lửa, cầu thang thoát hiểm cùng các thiết bị và biện pháp an toàn khác, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng của cư dân trong trường hợp khẩn cấp
  • Nhà sinh hoạt chung: Không gian sinh hoạt cộng đồng của toàn bộ cư dân trong tòa nhà

Bảo vệ phần kết cấu chung là trách nhiệm của tất cả các cư dân trong tòa nhà. Phần kết cấu chung được quản lý và bảo dưỡng bởi ban quản lý toàn nhà hoặc bên công ty dịch vụ quản lý chuyên nghiệp. Phí duy trì bảo dưỡng là tài sản đóng góp chung của các cư dân trong phí dịch vụ quản lý chung cư.

Lưu ý: Khi sửa nhà chung cư, chủ căn hộ không được tự ý sửa chữa các hạng mục nên quan đến phần kết cấu chung toàn nhà. Nếu muốn thay đổi, phải trình bày và xin giấy phép chấp thuận từ ban quản lý toàn nhà mới được phép thi công.

Kết cấu riêng của nhà chung cư

Kết cấu riêng là phần sử dụng và thuộc quyền sở hữu riêng của từng căn hộ chung cư trong toà nhà. Phần này bao gồm:

Kết-cấu-riêng-của-nhà-chung-cư

  • Tường ngăn, vách ngăn trong căn hộ: Tường vách dùng để phân chia không gian trong mỗi căn hộ thành nhiều phòng khác nhau hoặc tường mang tính chất trang trí. Tường vách thường được dựng gạch xi măng, tường thạch cao, vách kích, vách nhựa…
  • Hệ thống cửa: cửa ra vào, cửa sổ, cửa ban công thuộc phần sở hữu riêng trong mỗi căn hộ
  • Thiết bị & Nội thất bên trong căn hộ: Bao gồm hệ thống điện nước, thiết bị điện nước, nội thất giữa các phòng khách – ngủ – bếp… là phần thuộc sở hữu riêng phục vụ cuộc sống sinh hoạt của các thành viên trong mỗi căn hộ đó
  • Bề mặt tường – sàn – trần: bao gồm trần giả trang trí (trần thạch cao, trần nhựa…) sơn tường hay vật liệu ốp tường bên trong căn hộ, ốp lát sàn (gỗ nhựa…)

Phần kết cấu riêng của nhà chung cư là phần tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của các cá nhân, gia đình là chủ sở hữu của căn hộ chung cư. Vì vậy, việc sửa chữa, bảo vệ, quản lý thuộc trách nhiệm của các chủ căn hộ.

>>Xem thêm: Các quy định sửa chữa nhà ở chung cư

Đơn vị Thành Kính – chuyên sửa chữa, cải tạo nhà tại Hà Nội. Tư vấn: 0989112765 – 0335087568