Kỹ thuật trát tường và cách bảo dưỡng tường mới là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, nhằm đảm bảo bức tường nhà được bền đẹp, chắc chắn và phẳng mịn, là tiền đề thuận lợi cho các giai đoạn hoàn thiện về sau. Trong bài viết này, đơn vị Thành Kính chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về các kỹ thuật trát tường nhà đúng chuẩn và làm thế nào để giữ được bề mặt tường bền đẹp, tránh tình trạng co nứt gây mất thẩm mỹ và thiếu an toàn.
Kỹ thuật trát tường
Trát tường là quá trình phủ một lớp vữa lên bề mặt tường gạch thô để bề mặt tường trở lên vuông vắn, láng nhẵn, giúp nâng cao chất lượng và vẻ đẹp ngôi nhà.
Dụng cụ & nguyên vật liệu cần chuẩn bị
Dụng cụ thi công: xẻng đầu vuông, cuốc, xô xách cát – vữa, xe rùa, tời nâng, rây sàng, bay, bàn xoa, thước.
Nguyên vật liệu thi công: xi măng – chọn loại mềm mịn và chất lượng tốt , cát – phải được rây sàng qua màng lưới 1.5×1.5mm để đảm bảo cát nhỏ mịn và không chứa các tạp chất , nước – nên dùng nước sạch không chứa phèn và các tạp chất.
>>Xem thêm: Hướng dẫn lựa chọn vật liệu xây nhà
Hướng dẫn pha trộn hỗn hợp vữa
Vữa là hỗn hợp pha trộn giữa xi măng – cát – nước với nhau tạo thành. Tỉ lệ pha trộn phụ thuộc vào loại xi măng và cát cùng thông số mác vữa mà công trình sử dụng. Hầu hết hiện nay, tỉ lệ trộn vữa đã được in sẵn trên bao bì xi măng để các thợ thi công tính toán và pha theo đúng tỉ lệ.
Có hai các trộn vữa hiện nay: trộn máy và trộn tay
Pha trộn vữa bằng máy nhanh hơn và đều hơn nên chúng cho năng suất hiệu quả hơn. Vì vậy mà các công trình thi công khối lượng lớn hiện nay đều sử dụng máy để trộn vữa.
Quy trình trộn vữa bằng máy như sau: Cho đủ lượng nước yêu cầu vào máy trộn -> Cho ½ lượng cát yêu cầu vào máy -> cho toàn bộ xi măng yêu cầu vào -> cho ½ lượng cát còn lại vào ->Tiến hành trộn bằng máy.
Quy trình pha trộn vữa bằng tay: trộn đều xi măng và cát trước với nhau -> gạt hỗn hợp xi măng – cát thành một các ao nhỏ và cho nước vào giữa -> tiến hành đảo đều hỗn hợp xi măng – cát – nước.
Lưu ý: Trong quá trình trộn bạn có thể bổ sung các phụ gia để tăng độ kết dính của hỗn hợp vữa. Đồng thời, vữa trộn sau nên được sử dụng trát tường luôn, tránh để quá lâu làm giảm chất lượng vữa và khiến hỗn hợp dần đông cứng lại.
Hướng dẫn kỹ thuật trát tường
Chuẩn bị mặt tường: làm sạch và nhẵn phảng bề mặt tường gạch. Đối với các vị trí tiếp giáp giữa đà bê tông với tường hay các vị trí góc cửa, vị trí có ống điện âm tường cần phải đóng lưới mắt cáo trước khi trát. Sau đó tiến hành tưới nước lên mặt tường để tạo độ ẩm trước khi trát.
Đắp mốc: Xác định các điểm mốc chính – phụ trên mặt tường cần trát và tiến hành xác định hệ thống dải mốc trên mặt tường.
Lên vữa: phủ lớp vữa trực tiếp lên mặt tường nhà với độ dày từ 15 – 25mm, dùng bàn xoa cán đều để lớp vữa được phủ đều trên bề mặt tường
Cán phẳng: dùng thước dài (chiều dài > khoảng cách giữa hai dải cán mốc) cán nhẹ trên bề mặt tường vừa được trát vữa nhiều lần để trải đều lớp vữa trên mặt tường. Kiểm tra nếu vị trí nào thước không tiếp xúc được thì dùng bay phép thêm một ít vữa vào chỗ đó rồi cán lại cho đến khi lớp vữa phẳng.
Xoa nhẵn: Dùng bàn xoa di chuyển nhẹ nhàng trên bề mặt tường sau khi cán cho đến khi thấy bề mặt lớp vữa phẳng mịn.
Hướng dẫn bảo dưỡng tường mới không lo bị nứt
- Hạn chế va chạm với bề mặt tường mới trát, nhất là các vị trí vữa chưa khô để tránh tác động gây lồi lõm mặt tường mới
- Thường xuyên tưới nước để cung cấp độ ẩm cần thiết cho bề mặt tường, nhất là vào những ngày nắng nóng, thời tiết hanh khô thì cần tưới nhiều để tránh sự mất nước nhanh khiến tường khô, dễ tạo các đường nứt tường nhà gây mất thẩm mỹ và mất an toàn.
- 2,3 ngày đầu tiên bức tường cần phải được chăm sóc cách tốt nhất. Vì vậy, nếu mặt tường có ánh nắng trực tiếp chiếu vào cần phải được che chắn và cấp ẩm đầy đủ
Hi vọng các thông tin chia sẻ cơ bản về kỹ thuật trát tường và cách bảo dưỡng tường chống nứt sẽ giúp bạn sở hữu được những bức tường trát bền đẹp như mong muốn.
Thành Kính – đơn vị chuyên thi công cải tạo, sửa chữa nhà tại Hà Nội