Phân tích ưu nhược điểm của 3 loại trần thả: Thạch Cao-Nhựa–Nhôm

Trần thả là kiểu trần đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi công trình: nhà ở, chung cư, nhà xưởng, nhà ga… Trần thả mang ưu điểm bền đẹp, dễ thi công và giá cả hợp lý.

Cùng tìm hiểu 3 loại trần thả thông dụng nhất hiện nay:

Tìm hiểu 3 loại trần thả : Thạch cao – Nhựa – Nhôm

Trần thả là kiểu trần nhà giả có bề mặt phẳng đồng nhất và được chia thành nhiều ô nhỏ với kích thước phổ biến là 600×600 (mm). Kiểu trần này có cấu tạo hai phần: khung xương và tấm thả. Khung xương là phần kim loại, chúng bao gồm các thanh xương liên kết với nhau tạo thành giá đỡ cho hệ trần. Tấm thả được thả trực tiếp vào các ô vuông trên khung giá đỡ.

Trần thả với kỹ thuật thi công đơn giản nên quá trình sửa chữa các hư hỏng cũng dễ dàng hơn. Thêm vào đó, khi cần sửa chữa các thiết bị phía trên, bạn có thể chủ động nhấc tấm tại các vị trí cần tiến hành sửa chữa và đặt lại chúng sau khi hoàn thiện.

Trần thả thạch cao

Là kiểu trần thả có các tấm sử dụng được làm bằng chất liệu thạch cao

Trần thả thạch cao văn phòng

Ưu điểm

Các tấm thả thạch cao mang màu trắng sáng nên chúng góp phần tạo nên vẻ đẹp tươi mới cho cả không gian nhà. Ngoài ra, các tấm thạch cao còn có các đặc tính: chống cháy, chống nóng, giảm ồn, không cong vênh, không sinh bụi bẩn, an toàn với sức khỏe con người.

Tấm thạch cao thả phổ biến nhất hiện nay là tấm Gyproc với hai loại: tấm thả phủ nhựa (tấm tiêu chuẩn) và tấm chịu nước. Giá thi công trần thả thạch cao rẻ hơn so với các loại trần khác, giá trần thả 60×60 dao động từ 140.000đ – 160.000đ tùy thuộc chất liệu vật tư và diện tích thi công.

Nhược điểm

Thạch cao vốn không bền khi gặp nước, nếu nước ứ đọng hay tiếp xúc nhiều trên bề mặt tấm sẽ gây hiện tượng bong tróc lớp giấy bề mặt, ố mốc tấm và lâu ngày sẽ khiến tấm vỡ vụn vừa gây mất thẩm mỹ, vừa khiến vi khuẩn sinh sôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, trần thạch cao thả chỉ được thi công ở những không gian phòng khô thoáng và không được sử dụng ngoài trời.

Trần thạch cao thả nổi mang vẻ đẹp trang nhã, đơn giản nên chúng không đáp ứng được các yêu cầu về vẻ đẹp không gian cần sang trọng, cao cấp…

Trần thả nhựa

Là kiểu trần sử dụng tấm thả được là bằng chất liệu nhựa.

Trần thả nhựa đẹp

Ưu điểm

Các tấm thả nhựa được thiết kế đa dạng với các bản tấm đơn sắc, tấm in hoa văn và đặc biệt là tấm thả nhựa 3d với vẻ đẹp tinh tế và rất được ưa chuộng cho phòng khách.

Trần nhựa không bị hư hỏng khi gặp nước, do bề mặt tấm trơn bóng không thẩm thấu nước nên bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng trần thả nhựa mà không lo ẩm mốc, mối mọt. Với tính năng chịu nước, nên loại trần này ứng dụng thi công trong nhà và ngoài trời như các mái hiên, ban công. Thêm vào đó, trần nhựa thả rất dễ vệ sinh, lau chùi.

Giá trần thả nhựa dao động khoảng 180.000đ – 220.000đ/m2.

Nhược điểm

Tính năng cách âm, cách nhiệt của trần nhựa kém hơn so với các vật liệu khác. Để khắc phục nhược điểm này, khi thi công bạn cần bổ sung thêm lớp lót xốp giúp chống nóng, giảm ồn.

Nếu tiếp xúc năng thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng xuống màu tấm thả nhựa hoặc chênh lệch nhiệt độ cao có thể gây đến cong vênh tấm.

Trần thả nhôm

Là kiểu trần trang trí sử dụng các tấm hợp kim nhôm cao cấp 60×60

Trần nhôm thả 600x600

Ưu điểm

Là kiểu trần với thiết kế mới lạ, mang phong cách hiện đại đem lại không gian nhà sang trọng và độc đáo với giá trị thẩm mỹ cao.

Chất liệu hợp kim nhôm cao cấp mang tính kế thừa và phát huy được các ưu điểm của trần thạch cao và trần nhựa: chịu nước, không ẩm mốc hay mối mọt, không bị han gỉ, không dẫn điện, cách âm, cách nhiệt, chống cháy hiệu quả. Loại trần này được sử dụng cho không gian ngoài trời lẫn trong nhà.

Tiện lợi khi thi công, sửa chữa hay khi cần vệ sinh, lau chùi bề mặt trần. Ngoài ra, trần nhôm thả 600×600  có tuổi tho nên đến vài chục năm sử dụng.

Nhược điểm

Trần nhôm là trần được làm hoàn toàn bằng kim loại, tuy bề mặt tấm có phủ lớp sơn tĩnh điện. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên thiếu an toàn nếu có cọ xát mạnh bề mặt tấm làm bong tróc lớp sơn.

Giá trần thả nhôm đạt hơn so với trần thạch cao và trần nhựa. Giá dao động từ 300.000đ – 500.000đ.

Ngoài 3 loại trần trên còn có trần thả gỗ. Nhưng trần gỗ ít phổ biến và chúng không được sản xuất sẵn mà chờ đặt khi khách hàng có nhu cầu.

Trên đây là các loại trần thả đang được sử dụng nhiều trên thị trường. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết lựa chọn chất liệu trần thả nào cho phù hợp thì hãy gọi cho chúng tôi:

Hotline: 0989 112 765 – 0335 087 568