Góc tư vấn: Nên đóng trần thả nhà vệ sinh loại nào?

Việc lựa chọn loại trần thả trang trí lắp đặt trần nhà vệ sinh phải đảm bảo các yếu tố: thẩm mỹ, chi phí hợp lý, tiện lợi sử dụng, độ bền cao. Hiện nay, trên thị trường đang phổ biến 3 loại trần thả: thạch cao – nhựa – nhôm, cả 3 loại trần thả trên đều phù hợp để thi công trần nhà vệ sinh, nhà tắm. Tuy nhiên, mỗi loại trần lại mang những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, bài viết này sẽ đi sâu về các khía cạnh của từng loại trần, giúp bạn tìm được hệ trần phù hợp để lắp đặt cho không gian tắm – vệ sinh nhà bạn.

Mục đích đóng trần thả nhà vệ sinh, nhà tắm

Hầu hết các gia đình hiện nay đều lựa chọn đóng trần giả trang trí nhà vệ sinh, nhà tắm. Tất cả đều hướng đến 2 mục đích chính là: tăng giá trị thẩm mỹ và tăng độ an toàn khi sử dụng.

Tăng thẩm mỹ

Với diện tích hạn hẹp như phòng tắm, vệ sinh chỉ khoảng dưới 10m2 nhưng lại sử dụng cho nhiều chức năng: tắm – xí – rửa và không gian phòng lại được lắp đặt nhiều thiết bị vệ sinh và thiết bị điện từ mặt sàn đến tường và trần nhà. Đối với trần nhà vệ sinh – tắm thường gắn liền với các đường dây đấu điện, đường ống nước và các thiết bị như: máy hút mùi, đèn sưởi, bóng đèn, bình nóng lạnh… Nếu để lộ các thiết bị trên thì không gian phòng sẽ trở nên rối mắt và chật chội hơn. Vì vậy, đóng trần giả trang trí sẽ giúp không gian trở nên gọn gàng, rộng rãi và thoáng mát hơn.

Tấm Nhựa ốp Trần Nhà Veek Sinh Nhà Tắm Có Giá Trị Thẩm Mỹ Cao

Đảm bảo an toàn

Như đã trình bày trên, lớp trần giả trang trí có tác dụng che đi mặt trần phía trên, các đường điện, ống kỹ thuật cùng các thiết bị điện khác. Điều này có tác dụng ngăn chặn sự bay hơi nước trong phòng gây ảnh hưởng đến các thiết bị điện, hạn chế các sự cố chập điện hay rò rỉ điện… tránh làm hư hỏng các thiết bị lắp đặt trong phòng.

Tìm hiểu các loại trần thả hiện nay

Trần thả là hệ trần có cấu trúc bề mặt chia thành từng ô vuông nhỏ, đây là hệ trần có đặc điểm khung xương nổi trên mặt trần. Hệ trần thả dễ thi công, thi công nhanh, các tấm trần dễ dàng tháo lắp lại khi cần thiết nên rất tiện lợi cho quá trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị hay trần phía trên và tiện lợi khi cần thay mới với các ô tấm thả bị hư hỏng mà không gây ảnh hưởng đến kết cấu chung.

Trước khi lựa chọn được hệ trần thả nhà vệ sinh phù hợp, mời bạn cùng tìm hiểu các loại trần thả thông dụng nhất hiện nay:

Trần thả thạch cao

Trần thả thạch cao là hệ trần thông dụng nhất hiện nay mà hầu hết ai cũng biết tới. Loại trần này có cấu tạo khung xương kim loại kết hợp cùng tấm thạch cao thả 600×600. Ưu nhược điểm của trần thả thạch cao:

Trần Thạch Cao Thả Nhà Vệ Sinh

  • Tăng vẻ đẹp không gian, giúp không gian sau lắp đặt được thoáng mát, rộng rãi hơn
  • Hệ trần có tính năng chống cháy, chống ồn và chống nóng
  • Vật tư thi công phân bố rộng rãi, dễ tìm mua
  • Giá trần thả thạch cao rẻ gần như rẻ nhất trong số các hệ trần trang trí hiện nay
  • Tấm thả thạch cao ít đa dạng mẫu tấm và đây là hệ trần kỵ nước, khi thấm nước dễ gây ẩm mốc và vỡ tấm nên không thích hợp cho trần nhà thấm dột

Trần thả nhựa

Trần thả nhựa có cấu tạo tương tự trần thả thạch cao, chúng có cấu trúc khung xương và tấm nhựa thả, loại trần này cũng rất thịnh hành và được nhiều gia chủ bởi các ưu điểm sau:

Trần Nhựa đẹp Dành Cho Nhà Vệ Sinh, Nhà Tắm

  • Mẫu tấm nhựa thả rất đa dạng giúp khách hàng có nhiều lựa chọn và nâng cao tính thẩm mỹ không gian
  • Tấm trần nhựa có tính năng chống ẩm, chống nước hiệu quả
  • Giá trần thả nhựa tương đương giá trần thả thạch cao, thuộc phân khúc giá bình dân nên phù hợp với chi tiêu của mọi nhà

Trần thả nhôm

Trần thả nhôm thuộc phân khúc hàng cao cấp, tuy xuất hiện muộn hơn các kiểu trần khác nhưng do mang nhiều các tính năng nổi bật nên chúng ngày càng thu hút được lượng lớn khách hàng hơn. Ưu nhược điểm của trần nhôm thả:

Mẫu Trần Nhôm Thả 600x600 Nhà Vệ Sinh, Nhà Tắm

  • Sở hữu vẻ đẹp độc đáo, mới lạ và mang phong cách hiện đại nên góp phần thay đổi diện mạo không gian nhà theo hướng tích cực: tinh tế và sang trọng hơn.
  • Trần nhôm thả mang các tính năng chống ẩm, chống nước, chống cháy, tiêu âm…
  • Tấm trần nhôm rất đa dạng từ mẫu mã đến khổ độ tấm trần để khách hàng lựa chọn
  • Giá trần thả nhôm dao dộng từ 400.000đ/m2, cao hơn nhiều so với trần thả thạch cao – thả nhựa nên chúng thuộc xếp vào phân khúc hàng cao cấp.

Nên lựa chọn thi công hệ trần thả nào cho nhà vệ sinh?

Tính thẩm mỹ: Nếu nói về vẻ đẹp thì mỗi hệ trần mang một nét đẹp riêng nên tùy theo sở thích của gia chủ để lựa chọn mẫu mã cho phù hợp. Tuy nhiên, mẫu mã của trần nhôm và trần nhựa sẽ đa dạng hơn trần thạch cao cao.

Tính chống ẩm: Nhà vệ sinh thường tích hợp chức năng tắm trong hầu hết thiết kế nhà hiện nay. Vì vậy, trần thạch cao dễ ẩm mốc với không gian ẩm thấp này. Nếu bạn vẫn quyết tâm thi công hệ trần này thì nên tạo điều kiện không gian phòng khô thoáng nhất có thể hoặc sử dụng tấm trần chịu nước. Với trần nhựa và trần nhôm thì bạn có thể yên tâm hơn mà không lo hư hỏng do hơi ẩm.

Giá thành: Trần thạch cao thả và trần nhựa thả có giá ngang nhau (chênh lệch không đáng kể), nhưng với trần nhôm thì giá cao gấp 2,3 lần hai loại còn lại nên bạn cần lưu ý hơn về yếu tố này.

Kết luận: Trần nhựa và trần nhôm là hai mẫu trần thả thường được lựa chọn thi công với nhà vệ sinh. Nếu bạn là người có thu nhập bình thường hãy chọn trần thả nhựa, có điều kiện hãy lựa chọn trần thả nhôm. Tuy nhiên, dù loại trần nào đi chăng nữa chúng đều có những ưu nhược điểm riêng, hãy lựa chọn mẫu trần mà bạn thấy yêu thích và và bạn cảm thấy phù hợp với không gian nhà mình.

Tư vấn đóng trần thả xin liên hệ: 0989112765 – 0335087568.