Sửa trần thạch cao có dễ không? Thời gian bao lâu?

Sửa trần thạch cao bao gồm các công việc như: khoét vá trần nhà khi cần lắp đặt thiết bị, một vị trí trần nào đó bị ẩm mốc hư hỏng, trần bị ố, cong vênh mặt trần, nứt mối nối… Những hư hỏng trên có dễ xử lý hay không? Và thời gian sửa chữa bao lâu còn tùng thuộc vào từng lỗ hư hỏng và cấu trúc trần thạch cao. Trong bài viết này, thạch cao Thành Kính xin giải thích cụ thể cho bạn đọc hiểu hơn về cấu trúc và giải pháp xử lý trần thạch cao bị hư hỏng sao cho hiệu quả nhất.

Phân loại cấu trúc trần thạch cao

Trần thạch cao là hệ trần trang trí được thi công phía dưới lớp trần chịu lực (trần bê tông, trần tôn), có tác dụng chính là nâng cao vẻ đẹp không gian nhà, đồng thời nâng cao chất lượng sống nhờ các ưu điểm: cách âm, cách nhiệt, chống cháy…

Dựa theo cấu trúc thi công để chia trần thạch cao thành 3 loại sau:

Trần thả thạch cao

Là hệ trần có bề mặt phẳng hoặc tạo cấp giật (tạo cấp ít phổ biến), đặc điểm bề mặt chia thành các ô vuông nhỏ kích thước ô 60×60 (cm) và thêm đặc điểm nổi các viền thanh xương màu trắng hoặc xương màu trắng đường rãnh đen ở giữa nổi trên bề mặt trần. Chính từ đặc điểm trên mà trần thả còn có tên gọi khác là trần khung xương nổi.

Các Yếu Tố Quyết định Giá Trần Thạch Cao Thả

Trong hệ trần thả thạch cao, các tấm thạch cao thả có kích thước tương ứng với kích thước ô trần 60×60 và được thả trực tiếp lên hệ khung xương mà không cần cố định bằng đinh vít hay keo dính. Điều này tạo thuận lợi cho quá trình sửa chữa, thay mới tấm về sau.

Trần thạch cao phẳng

Trần thạch cao phẳng là một dạng của trần thạch cao chìm, là hệ trần giấu xương bên dưới lớp tấm thạch cao mà khi hoàn thiện chúng ta không nhìn thấy được. Hệ trần này có đặc điểm bề mặt trần bằng phẳng tại mọi điểm trong không gian phòng, tạo nên một bức tranh trần đơn giản mà tinh tế, thanh lịch.

Mẫu Trần Thạch Cao Phẳng Phòng Ngủ đơn Giản 3

Trần phẳng rất được ưa chuộng với các không gian phòng nhỏ, bởi khi kết hợp cùng nước sơn trắng sáng có tác dụng đánh lừa thị giác, tạo cảm giác thông thoáng và rộng rãi cho không gian phòng.

Trần thạch cao giật cấp

Là dạng đặc biệt của hệ trần thạch cao chìm, hệ trần này có cấu trúc 3 phần tương tự trần thạch cao phẳng: khung xương, tấm thạch cao và sơn trần thạch cao. Tuy nhiên, khác với cấu trúc mặt trần phẳng thì hệ trần này có bề mặt chia thành nhiều mặt phẳng trần khác nhau, mỗi mặt phẳng trần được tính là một cấp giật, tạo nên bức tranh trần vô cùng hấp dẫn, mang lại vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho không gian nhà. Chính vì điều này mà trần giật cấp thường được lựa chọn để trang trí phòng khách, phòng ngủ …, hay các không gian quan trọng, cao cấp khác.

>> Xem thêm: Mẫu trần thạch cao phòng khách

>>Xem thêm: Mẫu trần thạch cao phòng ngủ

Sửa trần thạch cao có dễ không và sửa trong bao lâu?

Ngay trong phần mở đầu bài viết đã đề cập tới các lỗi hư hỏng cơ bản của trần thạch cao: thấm nước, ẩm mốc, loang ố, nứt mối nối, cong vênh trần… Tùy vào mức độ hư hỏng và tùy vào cấu trúc trần chúng ta mới biết được độ khó dễ khi sửa trần thạch cao và tính toán được thời gian cần sửa chữa. Tuy nhiên, để giúp khách hàng dễ dàng đánh giá tình trạng hư hỏng thì mình sẽ phân chia thành 3 mức độ hư hỏng trần thạch cao và phương pháp sửa chữa trần thạch cao để khách hàng dễ dàng hiểu hơn:

Hư hỏng trần thạch cao mà chủ nhà có thể tự sửa chữa

Bao gồm các lỗi hư hỏng đơn giản xảy ra trên hệ trần thả thạch cao: thấm nước gây hư hỏng tấm, tấm thạch cao thả bị ẩm mốc, khung xương T phụ bị hư hỏng.

Sửa Chữa Thay Mới Tấm Thạch Cao Thả Thấm Nước

Phương pháp xử lý: Liên hệ các đơn vị phân phối vật tư thạch cao để đặt mua tấm và thanh xương phụ để tự thay mới. Việc thay tấm thả rất đơn giản vì chúng có cấu trúc rời hoặc thay mới khung xương T phụ cũng khá đơn giản, bởi chúng chỉ cần tháo ra và gài lại với các thanh xương xung quanh. Tuy nhiên, nếu không thận trọng khi thay thanh xương sẽ dễ xảy ra tình trạng dở khóc dở cười như: tình trạng rơi toàn thanh xương phụ và tấm thạch cao cùng dãy hàng, hoặc hỏng ray cài nếu không khéo léo.

Thời gian xử lý: với diện tích sửa chữa nhỏ khoảng 10m2 – 20m2 có thể xử lý trong ngày.

Hư hỏng trần thạch cao nhẹ nhưng vẫn phải gọi thợ

Đó là các hư hỏng xảy ra với hệ trần thạch cao chìm (bao gồm trần thạch cao phẳng và trần thạch cao giật cấp): khoét vá khi lắp đặt điều hòa hay thiết bị nào đó, trần thấm nước gây ẩm mốc, nứt mối nối, cong vênh trần.

Sửa Chữa Trần Thạch Cao Chung Cư Thấm Nước

Phương pháp xử lý: Các vấn đề này liên quan đến kỹ thuật nhiều, nhất là đối với trần chìm vừa vá trần thạch cao phần thô vừa cần sơn bả lại trần ở vị trí vừa vá lại nên cần phải gọi thợ sửa trần thạch cao để thực thi công việc.

Thời gian xử lý: Đối với việc cân lại trần thả bị cong vệnh, sệ trần thì có thể làm trong nửa hoặc 1 ngày. Với các lỗi cần khoét vá trần thạch cao liên quan đến sơn bả thường cần đến 2 ngày vì liên quan đến thời gian chờ khô của sơn.

Hư hỏng nặng cần phải phá dỡ và làm mới

Đối với các hư hỏng nặng như: ẩm mốc toàn bộ mặt trần, phần khung xương bị han gỉ toàn bộ hay trần sập xệ, cong võng nặng thì cần phá dỡ và làm mới. Tránh tình trạng cố tình kéo dài thời gian sử dụng gây tai nạn sập trần rất nguy hiểm.

Trần thạch cao thường sẽ không sập đột ngột mà thường có các dấu hiệu xuống cấp để chủ nhà chủ động. Hoặc do bắt nguồn từ các hư hỏng nhẹ như thấm nước, nứt trần mà chủ nhà không chịu sửa chữa sớm, kéo dài thời gian gây hư hỏng nặng mới dẫn đến sập trần.

Thành Kính – chuyên tư vấn, sửa chữa, thi công trần thạch cao trọn gọi tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Tư vấn: 0989112765 – 0335087568.