Hướng dẫn đóng trần thả theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thi công

Nội dung mô tả hướng dẫn đóng trần thả trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng bước thi công trần thả cách chính xác, đúng kỹ thuật, đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chuẩn an toàn để đảm bảo độ bền đẹp của công trình và sự an toàn của người thi công cũng như người sử dụng.

Hướng dẫn thi công trần thả dưới đây sẽ được ứng dụng cho trần thả thạch cao, trần thả nhựa, trần nhôm bản thả.

Từng bước hướng dẫn đóng trần thả

Trần thả hay còn gọi là trần khung xương nổi, là hệ trần có cấu trúc bề mặt được chia thành những ô nhỏ đều nhau có kích thước khổ ô là 60x60cm hoặc 60x120cm. Đặc điểm nữa của hệ trần này là có các đường thanh xương màu trắng hiện lên bề mặt trần hoàn thiện mà chúng ta có thể nhìn thấy được.

Kỹ thuật thi công trần thả đơn giản hơn nhiều so với hệ trần chìm, để thi công trần thả bạn cần chuẩn:

-Vật tư thi công trần thả: khung xương (thanh xương chính, thanh phụ, V viền tường), tấm thả 60×60 hoặc 60×120 (tấm thạch cao thả, tấm nhựa thả, tấm nhôm hoặc tấm gỗ), các vật tư phụ: tyren, ốc vít, đinh, tăng đơ…

Vật Tư đóng Trần Thả Thạch Cao

-Các thiết bị hỗ trợ khi thi công: dàn giáo hoặc thang, máy khoan, máy bắt vít, súng bắn ty, dây búng mực, máy laser, dao rọc giấy, máy cắt, kìm, búa…

-Mặt bằng thi công phải thuận lợi: tháo dỡ trần giả cũ nếu có và dọn dẹp các thiết bị đồ dùng trong không gian thi công nếu có, đảm bảo mặt bằng thuận lợi, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công.

Bước 1: Xác định cao độ trần

Cao độ trần là khoảng các tính từ mặt sàn đến mặt trần nhà. Cốt trần là khoảng cách tính từ mặt sàn đến mặt trần thả. Thông thường, cốt trần sẽ nhỏ hơn cao độ trần tối thiểu 10cm.

Xác định Cao độ Trần

Sau khi tính toán được cốt trần hợp lý, bạn dùng thước dây để đánh dấu các điểm cốt trần trên tường. Sau đó dùng máy laser hoặc dây búng mực để tạo đường thẳng ngang của cốt trần trên tường nhà, thuận tiện cho quá trình lắp đặt khung xương.

Bước 2: Lắp ghép khung xương

Lắp thanh V viền tường: Sau khi đã xác định được cốt trần thì tiến hành đóng V viền tường. Dùng đinh bê tông để liên kết các thanh V vào tường nhà và các cột nhà nếu có, khoảng cách giữa hai điểm đầu đinh đóng cạnh nhau không quá 70cm. Tại các điểm góc tường, cần cắt vát đầu thanh V một góc 45 độ để tạo mối liền mạch, đẹp mắt giữa hai đầu V vuông góc với nhau.

đóng V Viền Tường

Lắp thanh xương chính: Trước khi lắp thanh xương chính thì cần xác định điểm treo ty trên trần nhà. Dùng khoan bê tông khoan trần (đối với trần bê tông) để treo tyren, với trần nhà lợp tôn thì dùng ty thép buộc vào các xà gồ của mái nhà để treo khung xương. Các thanh xương chính được liên kết trực tiếp với ty treo, đảm bảo chúng song song vách đều nhau khoảng 1.2m

Lắp thanh xương phụ: Tiến hành cài thanh T1.2 vuông góc với hai thanh xương chính T3.6, khoảng cách giữa hai thanh T1.2 là 0.6m. Lúc này, ta được mặt phẳng khung xương chia thành các ô kích thước 60×120, để chia nhỏ thành các ô 60×60 thì cài thêm thanh T0.6 vuông góc với thanh T1.2

Treo Khung Xương Trần Thả

Lưu ý: Sau khi hoàn thiện treo khung xương, bạn cần kiểm tra lại mặt bằng một lần nữa bằng máy cốt và thước dây để đảm bảo mặt phẳng được cân bằng tại mọi điểm, đây gọi là bước cân chỉnh khung xương.

Bước 3: Thả tấm

Sau khi hoàn thiện treo và cân chỉnh khung xương thì tiến hành thả tấm 600×600 hoăc tấm 600×1200 vào từng ô trên khung xương. Đối với vị trí mép tường hay vị trí cạnh cột nhà thì bạn cần đo đạc chính xác kích thước các đầu cạnh để cắt tấm chi phù hợp. Để cắt tấm bạn cần sử dụng dao rọc giấy, kìm cắt hoặc máy cắt chuyên dụng.

Tấm trần thả phổ biến nhất hiện nay là tấm thả thạch cao, tấm thả nhựa (PVC), tấm thả nhôm.

Thả Tấm Trần Thả

Thi công trần thả hoàn thiện ngay sau bước thả tấm.

Hướng dẫn đóng trần thả trên đây được ứng dụng để thi công trần thả thạch cao, trần thả nhựatrần thả nhôm bản tấm thả. Với kỹ thuật thi công đơn giản giúp quá trình hoàn thiện được nhanh chóng hơn. Đồng thời, kiểu trần này rất tiện lợi khi bạn muốn thay mới tấm hay khi cần tháo tấm để kiểm tra hệ thống điện nước gác phía trên.

Lưu ý khi thi công trần thả

Trần thả tuy có cách thi công đơn giản và nhanh chóng nhưng người thợ thi công cần phải nắm rõ được các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo chất lượng kết cấu. Tránh làm ẩu, sai kỹ thuật khiến liên kết hệ khung xương không chắc chắn, gây hậu quả xô lệch, cong võng trần gây rơi vỡ tấm…

>>Xem thêm: Giới thiệu các loại trần thả

Quy trình thi công trần thả quan trọng nhất là bước treo khung xương, đây là bước cốt yếu quyết định độ bền đẹp của cả hệ trần. Vì vậy, kỹ thuật thi công cần lưu ý:

-Lấy chính xác cốt trần để treo xương, trước khi gắn thanh chính với thanh treo cần phải đo lại chính xác cốt trần để đảm bảo độ bằng phẳng của mặt trần.

-Đảm bảo sự chắc chắn của dây thép, tyren lien kết trần bê tông (trần tôn) với khung xương trần thả

-Căn chỉnh và chia tỉ lệ chính xác khoảng cách giữa các thanh T chính chịu lực và cao độ treo của thanh T chính.

Trần thả vừa có ưu điểm thi công nhanh vừa tiết kiệm chi phí bởi giá thành rẻ. Vì vậy, trần thả luôn là lựa chọn hàng đầu để thi công nhà xưởng, bệnh viện, trường học, bến bãi… Nếu bạn quan tâm và cần được tư vấn chi tiết về hệ trần này. Hãy gọi cho chúng tôi: 0989112765 – 0335087568