Hướng dẫn tự sửa chữa trần thạch cao thả bị thấm nước

Bài viết này Thành Kính sẽ hướng dẫn bạn các kỹ thuật đơn giản để bạn có thể tự mình thao tác, khắc phục các lỗi hư hỏng đối với trần thạch cao thả 60×60. Với các lỗi đơn giản, bạn có thể tự mình sửa chữa mà không cần gọi thợ nhằm tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, với các hư hỏng liên quan đến gánh chịu lực, cong vênh toàn mặt trần thì bạn cần gọi thợ có kinh nghiệm để xử lý.

Hướng dẫn tự sửa chữa trần thả thạch cao

Trần thạch cao được chia thành hai loại: trần thả thạch cao và trần thạch cao chìm. Với các lỗi hư hỏng trên hệ trần thạch cao chìm bắt buộc bạn phải liên hệ đội thợ thạch cao để được sửa chữa. Vì hệ trần chìm có liên quan đến cắt, vá và sơn bả rất phức tạp. Với hệ trần thạch cao thả thì khác, đây là kiểu trần có cấu trúc và kỹ thuật thi công đơn giản, nên với một vài hư hỏng nhẹ bạn hoàn toàn có thể tự mình làm được.

Những hư hỏng trên trần thả mà bạn có thể tự mình sửa chữa:

Hướng Dẫn Tự Sửa Chữa Trần Thả Thạch Cao

Lỗi tấm thạch cao thả bị ẩm mốc cần thay mới

Đây là lỗi cơ bản nhất và cũng là lỗi thường gặp nhất khi tấm thạch cao bị thấm nước (nguyên nhân thấm nước thường bắt nguồn rò rỉ từ mái hay đường ống nước phía trên). Với vấn đề này, thì kỹ thuật sửa chữa rất đơn giản.

Hướng xử lý:

-Đặt mua tấm thạch cao thả có kiểu dáng và chất lượng tương đương tấm trần đang sử dụng

-Dùng thang, ghế cao… để bạn thực hiện thao tác nhấc tấm hư hỏng khỏi vị trí và đặt tấm thả mới thay thế.

Hướng Dẫn Tự Thay Mới Tấm Trần Thả Thạch Cao

Trong trường hợp bạn muốn thay mới toàn bộ tấm thạch cao thành tấm trần nhựa thả hay tấm hoa văn kiểu khác thì bạn cũng chỉ cần thực hiện thao tác nhấc và thả tấm mới. Tuy nhiên, với các tấm phần mép tường, nơi vị trí phải cắt tấm thì bạn cần dùng thước dây để đo kích thước tấm sử dụng và dùng dao để cắt tấm trước khi thả tấm.

Lỗi thay xương phụ bị han, gãy…

Bạn nên nhớ, bạn chỉ có thể thực hiện sửa chữa các lỗi hư hỏng xảy ra trên các thanh xương phụ hay còn gọi là các thanh T1.2 hoặc thành T0.6. Với các lỗi trên thanh xương chính bạn tuyệt đối đừng tùy ý thay đổi, vì đây là gánh chịu lực chính của toàn bộ hệ trần, nếu sơ suất, sai kỹ thuật có thể làm hư hỏng thêm nặng hơn, hoặc có thể dẫn tới cong vênh, sập trần.

Hướng Dẫn Thay Mới Thanh Xương Phụ

Trong trường hợp các thanh T phụ có dấu hiệu bị han gỉ, cong võng do gặp nước hay các tác động của ngoại lực, bạn cần xử lý như sau:

-Đặt mua các thanh xương phụ cần thay mới

-Nhấc tấm thạch cao thả tại các vị trí trần có thanh xương phụ cần sửa chữa, thay mới

-Tháo các thanh xương phụ (thanh T) hư hỏng và thay vào đó bằng các thanh T mới và gài chúng vào các thanh xương chính (với T0.6 thì gài vào thanh T1.2)

Những lỗi bạn không nên động vào

Thi công trần thả thạch cao rất đơn giản, tuy nhiên chúng cũng cần những kỹ thuật nhất định. Việc sửa chữa các hư hỏng của trần thả cũng vậy, với một số hư hỏng bạn có thể tự mình khắc phục (như bên trên) với một số hư hỏng bạn cần gọi thợ sửa chữa thạch cao thực hiện:

Lôi Hư Hỏng Sập Sệ Trần Thạch Cao Thả

-Các lỗi hư hỏng trên các thanh xương chính (thanh T3.6)

-Bề mặt trần có dấu hiệu cong võng, sập sệ

-Phần lớn khung xương có dấu hiệu hư hỏng

Với những lỗi trên xảy ra trên hệ trần thả thạch cao 60×60 thì bạn không nên tự ý sửa chữa nếu bạn không phải là thợ thạch cao chuyên nghiệp để tránh “đổ thêm dầu vào lửa” vừa không được việc lại thêm tốn tiền. Trong những trường hợp như trên, hãy để đội thợ thạch cao Thành Kính chúng tôi giúp bạn xử lý.

Thạch cao Thành Kính chuyên phá dỡ trần thạch cao, khắc phục các lỗi hư hỏng, tư vấn – thiết kế các loại trần trang trí (trần thạch cao, trần nhựa, trần nhôm).

Hotline: 0989112765 – 0335087568

Chỉ Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí Danh sách 5 Cty thiết kế web tại thành phố Hà Nội đáng tin tưởng, chất lượng