Những dấu hiệu cảnh báo trần thạch cao có nguy cơ bị sập

Tai nạn sập trần thạch cao mang đến những hậu quả nghiêm trọng, nhẹ thì chỉ gây tốn kém tiền của và thời gian, nặng thì gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Vì vậy, người sử dụng cần cảnh giác, đề phòng để tránh xảy ra sự cấp sập trận xảy ra.

Dấu hiệu nhận biết trần thạch cao sắp bị sập

Trần thạch cao không tự nhiên sập cách đột ngột, thông thường khi hệ trần bị hư hỏng, tổn thương cấu trúc bên trong mới dẫn đến hiện tượng sập. Trước khi sập, bề mặt hệ trần thường xuất hiện các dấu hiệu sau:

Bề mặt trần ẩm mốc, vỡ tấm

Trần thạch cao bị thấm nước sẽ khiến bề mặt trần bị ẩm, lâu dần nếu không sửa chữa và khắc phục sự cố thấm dột nước lên hệ trần, sẽ khiến bề mặt trần thạch cao bị ố vàng và chuyển dần thành màu đen do nấm mốc phát triển. Dẫn đến tình trạng vỡ vụn tấm cao rơi xuống.

Trần Thạch Cao Bị ẩm Mốc Vỡ Tấm

Nếu bạn nhận thấy tấm thạch cao bị hư hỏng nặng do thấm dột gây ẩm mốc vỡ tấm thì chắc chắn những hư tổn sẽ xảy ra trên hệ khung xương. Nguồn nước làm hư hỏng tấm thì chúng cũng sẽ gây oxy hóa khung xương là vật liệu kim loại. Các thanh xương bị han gỉ thì sức gánh hệ trần sẽ giảm dần đến mức độ nào đó sẽ khiến chúng rơi xuống.

>>Bạn cần quan tâm, và sửa chữa trần thạch cao ngay khi bề mặt tấm xuất hiện các dấu hiệu thấm nước, tránh để lâu dài khiến hư hỏng thêm nặng hơn dẫn đến sự cố sập trần gây tai nạn cho người và tài sản hoặc hư hỏng nặng buộc bạn phải phá dỡ trần thạch cao cũ và làm mới.

Trần thạch cao sập sệ, cong vênh

Hệ trần cong vênh hay sập sệ thường bắt nguồn từ lý do rò rỉ nước từ mái gây ra ẩm mốc, han gỉ khung xương. Ngoài ra, chúng còn có thể do sự thi công sai kỹ thuật, ẩu thả của đội thợ tay nghề còn non yếu khiến cấu trúc hệ trần không được chắc chắn, liên kết giữa trần và mái nhà thật lỏng lẻo.

Trần Thạch Cao Bị Sập Sệ Cong Vênh

Với lý do trên thì sau một thời gian sử dụng mái trần sẽ xuống cấp cách nhanh chóng, những tác động của môi trường có thể gây ra đứt gãy liên kết trần thạch cao với trần nhà hoặc gây xô lệch khung xương, gây ra hiện tượng sập sệ, cong vênh bề mặt….Khi trần nhà có dấu hiện cong võng hay xô lệch về một phía cần gọi thợ thạch cao đến khắc phục ngay lập tức, bởi trần cong võng xô lệch thì khả năng sập trần sẽ xảy ra nhanh chóng và đột ngột hơn so với trần ẩm mốc.

>>Xem thêm: Sập trần thạch cao nguy hiểm như thế nào?

Trần bị rung lắc, nứt nẻ

Hiện tượng này thường bắt nguồn từ nguyên nhân thi công ẩu và những tác động tiêu cực từ môi trường. Hiện tượng rung lắc, động đất… làm đứt gãy liên kết trần nhà với trần giả, giữa trần và tường,  giữa khung xương với tấm thạch cao. Ban đầu sẽ xuất hiện các đường nứt, phổ biến là tại các nút giao giữa hai tấm thạch cao được bắn liền nhau (nứt mối nối thạch cao) hoặc giữa trần giả và tường nhà… Hiện tượng này gần giống với trần bị cong vênh  sập sệ và bạn nên ngay lập tức căn chỉnh lại khung xương để chúng được thăng bằng, bảo vệ gánh chịu lực được chắc chắn và xử lý hiệu quả các về nứt nẻ.

Trần Thạch Cao Bị Nứt Nẻ

Trên đây là những yếu tố cơ bản có thể gây đến hiện tượng sập trần thạch cao. Vì vậy, bạn nên thường xuyên kiểm tra hệ trần thạch cao, bảo vệ và gìn giữ để chúng tránh được các tác động từ môi tường (gió, nước và độ ẩm) . Thêm vào đó, nên lựa chọn vật tư thi công chất lượng tốt, đội thợ giàu kinh nghiệm và tận tình với công việc để đảm bảo tuổi đời hệ trần được lâu dài, tránh được những tại nạn như sập trần rất nguy hiểm.

>>Đội thợ Thành Kính chuyên thi công trần vách thạch cao tại Hà Nội: 0989112765 – 0335087568

Chỉ Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí Danh sách 5 Cty thiết kế web tại thành phố Hà Nội đáng tin tưởng, chất lượng