Trong thiết kế xây dựng nhà hiện đại, nhu cầu tìm kiếm các giải pháp phân chia không gian cách linh hoạt, tiện nghi, vừa đảm bảo chất lượng vừa tiết kiệm chi phí là điều mà mọi kiến trúc sư hay chủ nhà đều hướng đến. Trong số các giải pháp phổ biến hiện nay thì vách thạch cao nổi bật như một lựa chọn thông minh và tiết kiệm được đánh giá cao nhất. Vậy vách thạch cao là gì? Lý do gì khiến vách thạch cao trở thành ứng viên sáng giá nhất trong ngày xây dựng hiện nay? Tất cả sẽ được lý giải trong bài viết dưới đây:
Vách thạch cao là gì?
Vách thạch cao còn được gọi là vách ngăn thạch cao, tường thạch cao. Là loại vách ngăn siêu nhẹ chuyên dùng để ngăn phòng hoặc bịt kín một khoảng không nào đó thay thế tường gạch bê tông.
Cấu tạo của vách thạch cao
Một hệ vách thạch cao hoàn thiện bao gồm 3 phần chính:
- Khung xương: là bộ khung chịu lực cứng chắc được tạo thành từ các thanh xương U đứng và U nằm được kết nối với nhau để tạo thành mặt dựng định hình, có chức năng nâng đỡ và định hình vách ngăn.
- Tấm thạch cao: Lớp tấm bao phủ bên ngoài được bắn trực tiếp lên hệ khung xương tạo thành bề mặt phẳng mịn.
- Sơn bả hoàn thiện: Bao gồm lớp bả phủ toàn bộ bề mặt tấm thạch cao và lớp sơn phủ tạo màu sắc và tính thẩm mỹ cho bức vách.
Phân loại vách thạch cao
Phân loại theo cấu trúc:
- Vách thạch cao 1 mặt: Loại vách chỉ bắn 1 mặt tấm thạch cao, thường dùng để che chắn hoặc trang trí một phần không gian. Phổ biến ở những vị trí bịt kín chân cầu thang hay ốp sát tường cũ, cột nhà với mục đích trang trí không gian thêm thẩm mỹ hơn.
- Vách thạch cao 2 mặt: Loại vách bắn tấm cả 2 mặt dùng để làm tường ngăn để phân chia không gian thành các phòng nhỏ độc lập.
Phân loại theo đặc tính tấm:
- Vách thạch cao tiêu chuẩn: Sử dụng tấm thạch cao tiêu chuẩn hay còn gọi là tấm thường
- Vách thạch cao chống ẩm: Sử dụng loại tấm thạch cao siêu chịu ẩm, thường sử dụng cho các không gian phòng có độ ẩm cao như nhà bếp, nhà vệ sinh…
- Vách thạch cao cách âm: Sử dụng tấm thạch cao tiêu âm hoặc thi công vách có bổ sung thêm lớp lõi cách âm: bông thủy tinh, xốp… bên trong, thường ứng dụng cho phòng ngủ, phòng họp…
- Vách thạch cao chống cháy: Sử dụng tấm tấm cao chống cháy là loại tấm có tính năng ngăn chặn lửa cách đặc biệt, thường được sử dụng trong các công trình nhà xưởng hay các không gian yêu cầu phòng chống cháy nổ cách nghiêm ngặt.
Ứng dụng của vách thạch cao
Nhà ở dân dụng: Làm tường ngăn trang trí, tạo hốc tủ nghệ thuật, làm tường ngăn giữa các phòng, bịt lại các khoảng trống không cần thiết như gầm cầu thang…
Văn phòng – công sở: Với đặc thù dễ tháo lắp, cách âm, chi phí hợp lý nên vách thạch cao văn phòng trở thành lựa chọn hàng đầu trong môi trường công sở để phân chia phòng ban.
Bệnh viện, trường học: Phân chia phòng học hay các không gian khám chữa bệnh.
Nhà xưởng: Với ưu điểm thi công nhanh, nhẹ, chống cháy nên thường được lựa chọn để thi công tường ngăn nhà xưởng thay thế tường gạch bê tông.
Tường thạch cao là hệ vách ngăn được phần lớn khách hàng lựa chọn thi công nhiều nhất từ trước đến nay, sản phẩm phù hợp để thi công trong mọi công trình, mọi không gian nội thất, từ làm vách nghệ thuật trang trí đến tường vách ngăn phòng.
Ưu nhược điểm của vách ngăn thạch cao
Ưu điểm
Tính linh hoạt
- Linh hoạt trong thiết kế: Với khả năng tạo hình đa dạng nhờ tính năng dễ cắt ghép và uốn cong giúp thợ thi công dễ dàng tạo ra các bức vách phẳng truyền thống giống như tường gạch hoặc các bức vách cong uốn lượn tạo sự mềm mại, đầy tính nghệ thuật tạo điểm nhấn trang trí cho không gian phòng.
- Linh hoạt trong tháo dỡ: Dễ dàng lắp đặt và dễ dàng tháo dỡ khi cần thay đổi, thiết kế lại không gian. Việc lắp đặt hay tháo dỡ vách ngăn thạch cao đều không gây ảnh hưởng đến cấu trúc, kết cấu chịu lực tổng thể của ngôi nhà.
- Linh hoạt trong sửa chữa: Cũng giống như trần thạch cao, vách thạch cao cũng dễ dàng khoét vá lại khi cần thiết, điều này không làm ảnh hưởng đến cấu trúc chung hay tính thẩm mỹ của bả bức vách.
Thẩm mỹ cao: Nhờ sự linh hoạt trong thiết kế có thể đa dạng hình mẫu bức vách từ phẳng đến vách cong uyển chuyển. Đồng thời, khi kết hợp với màu sắc sơn càng tô điểm lên vẻ đẹp sang trọng, đầy tính nghệ thuật của vách thạch cao.
Thi công nhanh: Vách thạch cao được lắp đặt từ các vật liệu sẵn có, trọng lượng nhẹ giúp thúc đẩy quá trình thi công đưa đơn giản và nhanh chóng hơn, đặc biệt không tốn nhiều công sức và bụi bẩn như xây tường gạch truyền thống.
An toàn và hiệu quả: Với cấu trúc rông trong giúp giảm thiểu áp lực nên nền móng công trình. Thêm vào đó, vách thạch cao được cấu tạo từ các vật liệu an toàn, không có mùi độc hại nên an toàn với người sử dụng và thân thiện với môi trường. Nhờ tính năng cách âm, chống cháy mà hệ vách càng trở lên thân thiện và an toàn với người sử dụng hơn.
Nhược điểm
Chịu nước kém: Tấm thạch cao nếu gặp nước hoặc duy trì độ ẩm trong phòng cao trong một thời gian dài có thể gây loang ố, ẩm mốc hệ vách.
Chịu lực kém: Không tự ý treo đồ dùng nặng lên bề mặt vách thạch cao bởi khả năng chịu lực kém có thể gây biến dạng hoặc vỡ tấm thạch cao.
Các nhược điểm trên đều dễ dạng khắc phục được nếu không gian nhà bạn luôn khô thoáng và không tự ý treo đồ nặng lên bền mặt bức vách. Trường hợp treo đồ dùng, thiết bị nội thất cần phải liên hệ thợ chuyên nghiệp để được gia cố khung xương để đảm bảo khả năng chịu lực của hệ vách.
Vách thạch cao là giải pháp toàn diện cho mọi công trình xây dựng hiện nay, dùng để ngăn phòng, che khuyết điểm, tạo điểm nhấn trang trí… nhất là những công trình cải tạo nhà cần phân chia, thiết kế lại các phòng ban. Nếu bạn cần tư vấn và nhận báo giá vách thạch cao cho công trình của mình. Xin liên hệ: 0989112765 – 0335087568.