Phá dỡ trần thạch cao có gây ảnh hưởng đến kết cấu nhà không?

Bạn đang có kế hoạch cải tạo ngôi nhà của mình. Bạn muốn thay đổi hoàn toàn thiết kế trần thạch cao cũ và làm mới lại trần nhà để phù hợp với kiểu dáng thiết kế mới, nhưng điều này làm bạn băn khoăn không biết có nên phá bỏ trần thạch cao cũ không? Liệu việc phá dỡ trần này có gây ra những ảnh hưởng xấu đến kết cấu nhà ban đầu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời chi tiết và chính xác cho những băn khoăn trên đây của bạn và cũng là lo lắng của không ít khách hàng khác đang cùng quan tâm.

Tìm hiểu về kết cấu trần thạch cao

Trần thạch cao là hệ trần trang trí nội thất được đánh giá cao từ trước đến nay, sở hữu ưu điểm nổi bật về giá trị thẩm mỹ, kiểu cách đa dạng, chống ồn, chống nóng, chống cháy… Được phần lớn các chủ đầu tư lựa chọn trang trí trần nội thất trong mọi công trình xây dựng hiện nay.

Trần Thạch Cap Phẳng Kết Hợp đèn Chùm

Phân loại trần thạch cao

Trần thạch cao được chia làm hai loại chính:

  • Trần thạch cao thả: Kiểu trần có bề mặt chi ô 60×60 cm, hệ trần này có đặc điểm khung xương nổi và hoàn thiện ngay sau khi thả tấm 60×60 vào các ô trên khung xương.
  • Trần thạch cao chìm: Là hệ trần giấu xương và có sơn bả hoàn thiện. Hệ trần này rất đa dạng kiểu dáng thiết kế nên phù hợp với mọi kiểu dáng không gian, mọi phong cách và sở thích khách hàng mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp không gian nhà. Trần chìm được chia làm hai loại: trần phẳngtrần giật cấp.

Kết cấu trần thạch cao

Cấu tạo trần thạch cao bao gồm 2 phần quan trọng:

Thợ đóng Trần Thạch Cao Trần Nhựa Tại Chương Mỹ

  • Khung xương: Là các thanh xương kim loại được lắp ghép vào nhau để tạo thành bộ khung định hình lên kiểu dáng trần. Khung xương được coi là phần chịu lực của toàn bộ mặt trần, chúng được gắn với nhau và với trần nhà, tường nhà để giữ thăng bằng và an toàn phía trên, sau lớp trần giả.
  • Tấm thạch cao: Với trần chìm thì tấm thạch cao sẽ bắn vít liên kết với khung xương, với trần thả thì tấm thạch cao được thả trực tiếp vào từng ô trên khung xương đã lắp đặt trước đó.

Ngoài ra, với trần thạch cao chìm còn bao gồm lớp sơn trần thạch cao ngoài cùng để bảo vệ cấu trúc xương và tấm bên trong, đồng thời có tác dụng hoàn thiện lên vẻ đẹp trần nhà. Trường hợp nếu chủ nhà muốn tăng tính năng chống, chống ồn (phòng cách âm) quá trình thi công sẽ có thêm lớp lõi cách âm bằng xốp hoặc bông thủy tinh đặt phía trên trần giả.

Mối liên hệ giữa trần thạch cao với kết cấu nhà

Vai trò của trần thạch cao trong kết cấu nhà

Trần thạch cao là một phần nội thất quan trong để hoàn thiện lên bức tranh không gian nhà đẹp, sang trọng:

  • Che lấp các khuyết điểm: Giúp che đi bề mặt trần chịu mực phía trên không phẳng, màu sắc u tối, hay che đi các đường dây dẫn điện, các đường ống nước, các dầm xà gây ảnh hưởng xấu đến phong thủy…
  • Tạo hình không gian với giá trị thẩm mỹ cao: Trần thạch cao giật cấp có thể thiết kế kiểu dáng, hoa văn sinh động khác nhau theo sở thích của gia chủ. Trần thạch cao phẳng tuy đơn giản lại mang sức hút lớn nhất là đối với không gian có diện tích nhỏ nhằm làm tăng tính thẩm mỹ và độ rộng không gian.
  • Dễ lắp đặt các thiết bị chiếu sáng: Mang lại bề mặt trần lý tưởng để lắp đặt các loại đèn sáng: đèn downlight, đèn hắt, đèn chùm, đèn ray… Tất cả được lắp đặt âm trần tinh tế và che giấu các đường điện giúp không gian nhà trở nên gọn gàng, thẩm mỹ hơn.

Trần thạch cao có phải là một phần trong kết cấu chính của ngôi nhà không?

Trần thạch cao không phải là một phần trong kết cấu chính của ngôi nhà, Vì: chúng là hệ trần trang trí có trọng lượng nhẹ, được lắp đặt phía dưới trần chịu lực và được dùng với mục đích chính là để trang trí, làm đẹp trong không gian nhà mà không thể thay thế các kết cấu chịu lực trong ngôi nhà: trần bê tông hoặc trần tôn, tường nhà, cột dầm…

Đội Thợ Phá Dỡ Trần Thạch Cao Tại Hà Nội

Giải đáp: Phá trần thạch cao có ảnh hưởng đến kết cấu nhà không?

Kết Luận: Về cơ bản, trần nhà thạch cao là một phần trang trí nội thất làm đẹp trong không gian nhà, chúng không phải là thành phần trong kết cấu chính nên bạn có thể tháo dỡ trần thạch cao bất cứ lúc nào theo mong muốn của bạn mà không gây ảnh hưởng đến kết cấu nhà.

Tuy nhiên, do trần thạch cao được treo thăng bằng phía trên trần là nhờ chúng được liên kết với trần chịu lực và bề mặt tường chịu lực xung quanh. Vì vậy,khi phá dỡ trần thạch cao cần lưu ý một vài vấn đề sau để tránh gây mất mỹ hay hư hại bề mặt tường – trần chịu lực:

  • Ngắt đường điện, tháo dỡ toàn bọ các thiết bị gắn liền với mặt trần trước
  • Tìm hiểu kết cấu đi xương phía trên nhất là điểm kết nối trần nhà với trân thach cao để đưa ra biện pháp tháo dỡ hợp lý.
  • Cắt bỏ các liên kết của trần với các đường ống nước, dây điện phía trên để tránh hư hỏng
  • Tháo dỡ từng phần một, tấm rồi đến khung xương và làm đến đâu, dọn sạch gọn gàng đến đó
  • Không giằng kéo quá mạnh bởi chúng dễ dàng làm trầy xước mặt trần bê tông hoặc cong vênh khung sắt hộp đối với trần tôn tại các điểm khoan hoặc bắn vít để treo trần

Đơn vị Thành Kính – chúng tôi là đơn vị sửa nhà uy tín tại Hà Nội, chuyên nhận phá dỡ trần thạch cao, vách thạch cao và các hạng mục sơn sửa, ốp lát tường nhà… Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn: 0989112765 – 0335087568.