Hướng dẫn chi tiết cách vá vết nứt trên trần thạch cao

Trang trí trần thành cao luôn là xu hướng trang trí trần nội thất hàng đầu từ trước tới nay, bởi hệ trần sở hữu nhiều ưu điểm: tính thẩm mỹ cao, nâng cao chất lượng không gian, độ bền cao. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trần thạch cao bị nứt sau một thời gian sử dụng, tạo nên khuyết điểm trên mặt trần gây giảm thẩm mỹ không gian. Vậy làm cách nào để xử lý hiệu quả các vết nứt trên bề mặt trần thạch cao? Hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến nứt trần thạch cao

Nứt trần thạch cao là hiện tượng bề mặt trần xuất hiện các đường nứt dài, rất dễ nhận thấy và gây ảnh hưởng xấu đến vẻ đẹp công trình. Các đường nứt trần thạch cao thường phổ biến ở các vị trí mép tường hoặc điểm tiếp giáp giữa hai tấm thạch cao liền nhau.

Nguyên Nhân Và Hướng Dẫn Xử Lý Vết Nứt Trần Thạch Cao

Hiện tượng nứt trần thạch cao không quá hiếm gặp và cũng không quá khó khăn trong việc xử lý. Tuy nhiên, để đưa ra biện pháp xử lý hợp lý và hiệu quả, tránh tình trạng tái lại của vết nứt trần thì cần nắm rõ nguyên nhân và tình trạng vết nứt để đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả nhất.

Các nguyên nhân phổ biến dễ gây nứt bề mặt trần thạch cao như:

Yếu tố môi trường

Các yếu tố tự nhiên từ môi trường bên ngoài như: nhiệt độ, độ ẩm, gió, tiếng ồn…có thể gây đến nứt trần sau một thời gian sử dụng. Chênh lệch nhiệt độ quá lớn kết hợp với độ ẩm không khí cao dễ gây ra ẩm mốc và hư hỏng các mối nối trần gây nứt mối nối thạch cao. Hoặc công trình của bạn được xây dựng ở khu vực dễ chịu tác động của gió lớn, chịu tác động rung lắc của địa chấn thì khó tránh khỏi tình trạng nứt trần. Hoặc nhà xây gần các khu vực đường tàu, trục đường giao thông chính có mật độ phương tiện giao thông qua lại dày đặc thì cũng có thể gây nứt trần sau một thời gian sử dụng.

Nứt trần do các yếu tố thiên nhiên tác động thường không xảy ra ngay mà chúng thường xuất hiện sau một thời gian dài sử dụng, ngoại trừ trường hợp do gió bão mạnh tác động gây áp lực lớn vào tường và mái nhà.

Kỹ thuật thi công

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây đến tình trạng nứt trần:

  • Thợ chưa hiểu rõ sản phẩm: Khi thi công trần thạch cao, thợ thi công cần nắm rõ tính chất và các thông số sản phẩm để quá trình thi công cần tạo khoảng cách bù trừ do độ co giãn của sản phẩm. Tính toán sai thông số sẽ dễ gây nứt trần nhất là ở các điểm tiếp giáp.
  • Sai quy trình thi công: Trong quá trình thi công, nếu thợ cẩu thả, thiếu kinh nghiệm có thể sẽ tự ý luợc bộ một vài bước, hoặc khoảng cách bắn vít quá thưa… cũng là nguyên nhân gây hiện tượng nứt trần.

Chất lượng vật tư thi công

  • Chọn vật tư giá rẻ: Giá rẻ đi kèm với chất lượng thấp. Nhiều chủ nhà, chủ đầu tư vì muốn tiết kiệm chi phí mà lựa chọn các vật liệu kém chất lượng, khiến trần hư hỏng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.
  • Sử dụng vật tư không đồng nhất: Lựa chọn vật tư đóng trần thạch cao (khung xương, tấm thạch cao, bột trét, bột bả) cần phải đồng nhất theo khuyến nghị của nhà sản xuất để đảm bảo độ bền của hệ trần. Nhất là các vị trí mối nối, chất kết dính dùng để xử lý mối nối phải tương đồng với chất liệu tấm để tránh tình trạng nứt nẻ về sau.

Hướng dẫn vá vết nứt trần thạch cao cách hiệu quả

Nứt trần thạch cao không xảy ra ở hệ trần thạch cao thả mà là hiện tượng dễ bắt gặp trong hệ trần thạch cao chìm. Vết nứt trần thạch cao chỉ phổ biến ở vị trí chân tường hay các điểm mối nối giữa hai tấm thạch cao cạnh nhau. Để xử lý hiệu quả vết nứt thì không chỉ là việc tìm đúng nguyên nhân mà còn phụ thuộc tình trạng của vết nứt.

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Vá Vết Nứt Trên Trần Thạch Cao

Xử lý vết nứt trần thạch cao nhỏ

Đối với các vết nứt nhỏ, đơn giản giống như đường kẻ bút thì có thể xử lý bằng keo bột và các chất kết dính chuyên dụng với các bước làm sau:

  • B1: Cạo bỏ lớp sơn trần thạch cao cũ quanh vị trí nứt mỗi bên khoảng 5cm
  • B2: Trộn đều bột xử lý mối nối theo hướng dẫn của nhà sản xuất, trát bột lên vị trí trần bị nứt
  • B3: Dùng bay để trét kín vị trí bị nứt và phủ đều hai bên
  • B4: Dán băng keo lưới lên vị trí đã phủ bột trét, sau đó dùng dao miết để kết dính lớp băng keo với lớp bột phủ. Chờ khô lớp bột phủ đầu rồi tiếp tục lớp bột phủ thứ 2 với bề ngang rộng hơn lớp đầu và tương tự lớp bột phủ thứ 3.
  • B5: Dùng giấy nhám chà phẳng vị trí vừa phủ bột sao cho bằng bằng với lớp bề mặt xung quanh rồi tiến hành sơn màu đồng nhất với màu trần cũ.

Xử lý vết nứt trần thạch cao lớn, phức tạp

Đối với các vết nứt lớn ở những vị trí khó xử lý thì cần liên hệ đơn vị chuyên nghiệp để được xử lý. Những vết nứt phức tạp thường liên quan đến kết cấu nên cần được kiểm tra kỹ lưỡng và cần chuyển bị nhiều dụng cụ và vật tư xử pý cũng phức tạp hơn.

Lựa chọn đơn vị sửa trần thạch cao uy tín để giúp bạn xử lý hiệu quả vấn đề trên. Giúp duy trì vẻ đẹp và độ bền của hệ trần, tránh tình trạng tái lại gây tốn kém và phiền hà đến cuộc sống sinh hoạt gia đình bạn.

Khách hàng cần được tư vấn trần thạch cao hay các hạng mục liên quan đến công trình xây dựng trong ngôi nhà bạn, xin liên hệ với đơn vị sửa chữa nhà Thành Kính:

Hotline: 0989112765 – 0335087568