Những hư hỏng trần thạch cao thường gặp nhất| Nguyên nhân & Cách khắc phục

Trần thạch cao đẹp biến không gian nhà trở nên sang trọng, tinh tế, hiện đại. Vì vậy mà bạn cũng như mọi gia chủ khác đều lựa chọn vật liệu trang trí này để tô điểm vẻ đẹp cho không gian sống của mình. Tuy nhiên, vẻ đẹp đó sẽ trở nên mờ nhạt và giảm tới 50% giá trị của chúng nếu trần thạch cao nhà bạn không may gặp phải các lỗi hư hỏng, xuống cấp của hệ trần.

Các lỗi hư hỏng trần thạch cao thường gặp

Trần thạch cao là hệ trần dùng để trang trí, làm đẹp không gian nhà, được kết cấu từ các thanh xương kim loại cùng với tấm thạch cao và sơn bả (sơn bả chỉ tồn tại trong hệ trần chìm thạch cao). Đây là loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và là sự lựa chọn hàng đầu cho mọi chủ đầu tư, chủ sở hữu.

Thiết Kế Nội Thất Phòng Khách Nhà ống

Trần thạch cao được phân chia thành 2 loại khác nhau: Trần thả thạch cao (kiểu trần ô vuông) và trần thạch cao chìm (phân thành chìm phẳng hoặc giật cấp). Về cơ bản, cả hai kiểu trần trên đều mang lại không gian đẹp, sạch sẽ, thoáng mát và có tuổi thọ tới 20 – 30 năm. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng hay các tác động ngoại lực có thể gây ra các lỗ hư hỏng sau:

Trần thạch cao bị ẩm mốc, loang ố

Nguyên nhân: Trần thạch cao bị loang ố hay bị mốc bắt nguồn chủ yếu từ hơi ẩm hoặc nước. Phần lớn là do hệ thống mái trần bị rò rỉ nước xuống bề mặt trần khiến tấm thạch cao có dấu loang ố, lâu dần chuyển thành màu đen do vi khuẩn nấm mốc phát triển. Hoặc do tấm thạch cao không có tính chịu ẩm, nên độ ẩm không khí về lâu dài thẩm thấu vào bên trong tấm khiến nấm mốc phát triển.

Tràn Thạch Cao Bị Thấm Nước

Hệ quả: Giảm giá trị thẩm mỹ không gian, nấm mốc phát triển và tồn tại trong môi trường sống dễ gây bệnh hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, khi trần bị thấm nước nếu kéo dài không sửa chữa trần thạch cao sẽ khiến hư hỏng lan rộng, dẫn đến vỡ tấm và sập trần.

Cách khắc phục: Xử lý ngay lập tức nếu phát hiện thấm dột. Đầu tiên, phải trị tận gốc nguyên nhân gây hư hỏng (chống thấm mái, sửa chữa đường ống…). Sau đó tiến hành khoét và lại phần thạch cao bị thấm nước. Chú ý, nên chọn thi công vật tư chất lượng để đóng trần để bảo đảm tuổi thọ công trình được lâu dài.

Nứt mối nối thạch cao

Mối nối là phần tiếp giáp giữa hai tấm thạch cao liền kề nhau. Mối nối chỉ tồn tại trên hệ trần thạch cao chìm, tức là loại trần có sơn bả (trần thạch cao thả không có mối nối).

Nguyên nhân: Nứt mối nối chủ yếu do kỹ thuật thi công chữa tỉ mỉ, chính xác hoặc do sự bất đồng trong vật tư bột bả sử dụng. Một nguyên nhân khác nữa là do rung rắc, nhưng trường hợp này hiếm khi xảy ra.

Vật Liệu Thi Công Xử Lý Mối Nối

Hệ quả: Giảm vẻ đẹp không gian nhà.

Cách khắc phục: Cạo bỏ lớp sơn và bột trét cũ và xử lý mối nối lại từ đầu theo đúng quy trình kỹ thuật, và nhớ sử dụng loại bột trét chuyên dụng và phù hợp với loại tấm thạch cao sử dụng đóng trần.

Mặt trần gợn sóng

Nguyên nhân: Chủ yếu do kỹ thuật thi công chưa chuẩn hoặc vật tư kém chất lượng. Phần khác có thể do tác động của ngoại lực (hiếm xảy ra).

Hệ quả: Giảm thẩm mỹ, giảm tuổi thọ cũng như mức độ an toàn của công trình.

Cách khắc phục: Vấn đề này rất khó khắc phục và mang tính kỹ thuật cao. Tùy vào mức độ gợn sóng để có giải pháp cho phù hợp, có thể là tháo dỡ vị trí bị gơn sóng để gia cố lại…Tốt hơn hết, bạn nên chọn mua vật tư chất lượng, chọn thợ thi công trần thạch cao chuyên nghiệp để tránh gặp phải rắc rối này.

Bong tróc, phòng rộp lớp sơn bả thạch cao

Nguyên nhân: Có thể hư hỏng này bắt nguồn từ vật tư kém chất lượng hoặc tay nghề thợ kém, thi công ẩu, hoặc cũng có thể trần bị ẩm mới xảy ra hiện tượng bong sơn.

Phòng Rộp Và Bong Troc Lop Sơn

Hệ quả: Giảm vẻ đẹp không gian, gây mất vệ sinh – bừa bột không gian phòng là ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe con người.

Cách khắc phục: Trường hợp này buộc bạn phải cạo bỏ lớp sơn cũ và thi công lại vị trí bị bong sơn hoặc toàn bộ trần nhà (tùy theo mức độ hư hỏng). Tối hơn hết bạn nên chọn vật tư tốt + thợ tay nghề cao + chống thấm trần thực ngay từ đầu để tránh mất thời gian và tốn kém chi phí cho những hư hỏng như thế này.

Cong võng, xô lệch khung xương hoặc sập trần

Nguyên nhân: 3 nguyên nhân có thể dẫn đến vấn đề trên: vật tư không tốt, thợ thi công ẩu, tác động của ngoại lực (mưa, gió).

Hệ quả: Giảm thẩm mỹ, nguy hiểm cho người sử dụng.

Trần Thạch Cao Bị Cong Võng, Xô Lệch

Cách khắc phục: Nếu trần có dấu hiệu cong võng, xô lệch thì cần phá dỡ trần thạch cao và làm mới đối với trần chìm hoặc cân chỉnh lại khung xương đối với hệ trần thả. Đã có trường hợp do thấm nước lâu ngày không xử lý dẫn đến sập trần. Vì vậy, nếu có dấu hiệu thấm nước thì bạn phải xử lý sớm, tránh kéo dài gây ảnh hưởng đến kết cấp khung xương.

>>Tổng kết: trần thạch cao bị hư hỏng có 3 nguyên nhân chủ yếu: vật tư + thợ + ngoại lực. Vậy để tránh được các hư hỏng đến công trình thạch cao bạn nên đảm bảo vật tư thi công chất lượng , thợ đóng trần phải chuyên nghiệp – tận tâm, xử lý chống thấm trần, kiểm tra kỹ hệ thống đường ống nước tránh rò rỉ và mặt trần kín để tránh gió lùa hay tránh sự chui rúc của chim, chuột, công trùng.

Để được tư vấn đóng trần vách thạch cao. Hãy gọi cho chúng tôi: 0989112765