Nứt mối nối trần thạch cao là một trong những hiện tượng dễ gặp sau một thời gian sử dụng. Đây là hiện tượng không mang tính chất nguy hại nhưng chúng có ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị thẩm mỹ không gian. Vì vậy, nếu gặp hiện tượng nứt mối nối, bạn có thể tham khảo nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến trần thạch cao bị nứt mối nối
Mối nối là vị trí giáp ranh giữa hai tấm thạch cao bắn liền nhau và chúng chỉ xuất hiện trong hệ trần thạch cao chìm. Nứt mối nối bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên phần lớn là đến từ ý thức và kỹ thuật thi công, do thợ non yếu, thiếu kinh nghiệm, xử lý kém nên dễ gây ra hiện tượng nứt mối nối sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra, điều kiện môi trường cũng là một trong các nhân tố quan trọng gây ảnh hưởng đến kết cấu giáp ranh này.
Sai kỹ thuật trong xử lý mối nối
Thợ thi công bị sai sót về mặt kỹ thuật có thể do nhiều nguyên nhân. Có thể do tay nghề non yếu mới bước vào nghề 1,2 năm nên chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa học hỏi đầy đủ các kiến thức về thi công trần thạch cao. Hoặc chủ đầu tư nhẹ dạ cả tin vào những đội thợ giá rẻ chuyên thi công cẩu thả, bớt xén vật tư, bớt xén các công đoạn, làm qua loa che mắt bởi vẻ ngoài, rồi sau vài tháng sử dụng, các mối nối nứt nẻ, bung ra.
Sự thiếu trách nhiệm của đội thợ thi công, khi bắn vít liên kết tấm với khung xương, do làm nhanh ẩu, bắn quá thưa hoặc không chắc chắn khiến ốc vít bị bung ra, cong võng bề mặt cũng dễ gây ra tình trạng bung mép tấm gây nứt mối nối, mặt trần cong võng, nứt nẻ.
>>Xem thêm: Phân tích ưu nhược điểm của trần thạch cao
Bột trét kém chất lượng
Nên chọn mua bột trét hay bột bả xử lý mối nối chất lượng tốt, tương đồng với vật liệu đóng trần thạch cao. Theo quy định của nhà sản xuất, mỗi chất liệu tấm thạch cao sử dụng thường có loại bột xử lý mối nối đồng nhất để đảm bảo các tiêu chuẩn bám dính. Vì vậy, nếu chọn mua các bao bột kém chất lượng, loại bột không tương đồng thì sẽ giảm tuổi thọ kết dính, dễ gây xuống cấp, nứt mẻ sau thời gian ngắn sử dụng.
Ngoài ra, việc pha bột để xử lý các mối nối cũng cần tuân thủ theo đúng quy định về tỉ lệ pha trộn để được hỗn hợp quánh dẻo đều, dễ thi công và có độ bám chắc tốt. Tránh pha bột để quá lâu gây cứng cục vừa khó thi công, vừa giảm chất lượng vật tư.
Yếu tố môi trường
Các tác động từ môi trường (mưa, nắng, gió) cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt mối nối trần thạch cao:
-Gió: Gió không gây ảnh hưởng đến trần thạch cao với không gian có tường và trần xây bê tông. Tuy nhiên, với nhà và tường mái tôn (chủ yếu trần thạch cao nhà xưởng) thì tác động của gió có ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ gây hư hỏng đến hệ trần. Gió mạnh lùa có thể gây hiện tượng rung lắc trần, gây ảnh hưởng đến kết cấu làm xô lệch khung xương hay các tấm thạch cao làm lộ các đường giáp ranh gây nứt nối nối.
-Nắng: Nhiệt độ quá cao dễ gây nứt nẻ nối nối. Chênh lệch nhiệt độ cao gây co giãn vật liệu, khiến bề mặt trần cong vênh, hiện tượng nứt mối nối là dễ xảy ra.
-Mưa: mưa khiến độ ẩm cao tác động tiêu cực đến trần thạch cao, nhất là khi hệ trần bị thấm dột nước từ mái. Độ ẩm có thể gây bong tróc lớp bột bả xử lý mối nối, gây ẩm mốc loang ố bề mặt trần thạch cao.
Trên đây là những nguyên nhân thường gây dễ gây tác động đến các mối nối trần thạch cao. Việc xử lý nối mối bị nứt nẻ không khó. Tuy nhiên, chúng lại gây mất thời gian, tốn kém chi phí tiền bạc nên bạn cần thận trọng ngay từ bước đầu thi công cần chuẩn xác và lựa chọn vật tư chất lượng tốn để tránh mất thời gian và tiền bạc về những lối không đáng xảy ra này.
Thợ sửa chữa trần thạch cao Thành Kính, luôn hỗ trợ khi bạn cần. Để được tư vấn thiết kế về trần vách thạch cao. Hãy gọi cho chúng tôi:
Hotline: 0989112765 – 0335087568