Hiện tượng trần – tường – sàn nhà vệ sinh luôn ẩm ướt, rêu mốc phát triển, bong lột lớp sơn tường hoặc trần, nước bị nhỏ giọt xuống tầng phía dưới… là các dấu hiệu cảnh báo sự nguy hại xuất phát từ vấn đề nhà vệ sinh của bạn đang bị thấm nước. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng thấm nước nhà vệ sinh, cách giải quyết như thế nào là tối ưu nhất.
Hãy cùng đội thợ xây dựng và sửa chữa nhà Thành Kính cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây:
Nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm nước
Tình trạng thấm nước nhà vệ sinh sẽ gây nhiều cản trở cho quá trình sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Khiến công trình xây dựng nhanh chóng xuống cấp, vi khuẩn nấm mốc phát triển gây ô nhiễm không khí dẫn đến các bệnh hô hấp và nhất là gây nguy hiểm cho người sử dụng nếu thời gian thấm nước quá lâu mà không có hướng xử lý.
Những nguyên nhân cơ bản gây thấm nước nhà vệ sinh:
-Rò rỉ hệ thống đường ống cấp thoát nước
-Nhà vệ sinh là không gian thường xuyên tiếp xúc nước, nhất là mặt sàn. Vì vậy, nước sẽ thẩm thấu qua phần mạch chát hay sàn bên tông, khe nứt chân sàn tường làm thẩm thấu nước xuống phía tầng dưới.
-Trong quá trình xây dựng nhà, không tiến hành xử lý chống thấm trần – tường – sàn hoặc có chống thấm nhưng lại chưa đúng kỹ thuật, không triệt để hoặc vật tư đầu vào kém chất lượng.
-Đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao gây ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình xây dựng. Đây là một trong những ký do khiến trần tường nhà dễ bị thấm dột.
Hướng dẫn xử lý dứt điểm tình trạng thấm nước nhà vệ sinh
Để xử lý dứt điểm tình trạng nhà vệ sinh bị thấm nước thì bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây sự cố thấm dột bắt nguồn từ đâu:
Rò rỉ đường ống nước, thiết bị vệ sinh
Đầu tiên bạn cần kiểm tra lại các thiết bị vệ sinh có bị rò rỉ nước tại vị trí đầu vòi nước không? các miệng ống thoát nước có gặp tình trạng xả tràn miệng không? Hoặc do thiết bị vệ sinh sử dụng lâu ngày thường xuất hiện các hư hỏng rò rỉ nước…
>> Cách xử lý: Đối với vấn đề này bạn có thể tự mình sửa chữa, thay mới thiết bị vệ sinh chính hãng hoặc liên hệ thợ điện nước chuyên nghiệp để được sửa chữa, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoặt của cả gia đình.
Trong trường hợp đường ống nước chôn âm tường bị nứt vỡ, rò rỉ nước. Hiện tượng này có thể nhận biết bằng cách thấy nước rò rỉ tại một điểm nào đó rồi bắt đầu lan rộng sang các vị trí xung quanh.
>>Cách xử lý: Kiểm tra các đường ống nước trong hộp kỹ thuật hoặc thuê thợ điện nước đục phá tường, sàn tại vị trí nước rò rỉ để thay đoạn ống mới.
Không xử lý chống thấm trần – tường – sàn hoặc xử lý chưa đúng cách
Ngay từ đầu xây dựng nhà bạn đã bỏ qua bước xử lý chống thấm trần – tường – sàn hoặc nếu có thì bạn chưa áp dụng đúng nguyên tắc kỹ thuật nên sau một thời gian ngắn sử dụng nước đã thẩm thấu qua tường sàn gây ẩm mốc tường, thấm dột nước xuống tầng phía dưới.
>>Cách xử lý: Dóc bỏ vữa tường cũ, đục bỏ gạch sàn ốp lát rồi tiến hành chống thấm tường – sàn nhà (nhất là vị trí chân tường). Phương pháp này tuy tốn nhiều thời gian và chi phí, nhưng đổi lại bạn có thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng thẩm thấu nước qua tường, sàn cách hiệu quả nhất.
>>Xem thêm: Các lưu ý khi chọn gạch ốp lát nhà tắm, WC
Lưu ý: Sàn nhà vệ sinh khi cán nền và ốp lát cần tuân theo nguyên tắc hướng nghiêng, dốc về phía lỗ thoát nước để tránh tình trạng ứ động nước trên mặt sàn.
Thấm nước do tác động môi trường hay khe nứt
Đối với trường hợp này thì bạn cũng tiến hành chống thấm tương tự như trên. Nếu xử ký chống thấm hiệu quả thì sẽ không gặp phải tình trạng ẩm mốc tường do các tác động từ môi trường (mưa gió hay độ ẩm không khí). Đối với các đường nứt chân tường dẫn đến thấm nước qua khe nứt thì bạn nên tìm kiếm đơn vị thi công uy tín để khắc phục tình trạng nứt tường rồi tiến hành bơm keo chống thấm để được hiệu quả cao nhất.
Lưu ý khi sửa chữa nhà vệ sinh bị thấm nước
Hiện nay hầu hết các gia đình đều lựa chọn giải pháp đóng trần nhà vệ sinh, phổ biến nhất là trần thạch cao nhà vệ sinh. Việc đóng trần giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ, giúp không gian phòng trở nên rộng rãi, sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn đóng trần bạn nên chọn đóng kiểu trần thả (trần thạch cao thả hoặc trần nhựa thả). Hệ trần này có ưu điểm dễ tháo dỡ và tiện lợi khi cần sửa chữa đường kỹ thuật hay thiết bị điện phía trên. Trong trường hợp đóng trần chìm, bạn lên làm lắp thăm trần để tiện lợi khi cần chui lên để kiểm tra điện nước.
Hãy chọn mua các thiết bị vệ sinh chất lượng tốt để được tuổi thọ lâu dài và tránh các hư hỏng gây phiền muộn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Đọc kỹ hướng dẫn lắp đặt để tránh các sai sót khi lắp đặt gây rò rỉ nước.
Các đường ống nước chôn âm trong tường, sàn nên chọn mua loại ống tốt ngay từ đầu để tránh vỡ ống, rò rỉ nước gây mất thời gian, sửa chữa khó khắn và tốn kém.
Giải quyết tận góc nguyên nhân gây thấm nước nhà vệ sinh trước khi tiến hành sơn sửa lại trần – tường- sàn nhà để mang lại không gian phòng sạch sẽ, an toàn cho người sử dụng.
Nội dung chia sẻ trên đây là vấn đề được rất nhiều gia đình quan tâm. Để gọi thợ sửa chữa nhà vệ sinh thấm nước, hãy liên hệ với đơn vị xây dựng, sửa chữa nhà Thành Kính chúng tôi để được tư vấn.