Phá dỡ trần thạch cao văn phòng Nhanh chóng – An toàn – Tiết kiệm

Giải pháp trang trí trần thạch cao rất phổ biến trong thiết kế nội thất văn phòng nhờ sở hữu tính thẩm mỹ cao, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Tuy nhiên, do thời gian sử dụng lâu dài khiến trần xuống cấp hoặc do nhu cầu cải tạo, nâng cấp mặt bằng khiến việc phá dỡ trần thạch cao trở thành yêu cầu cần thiết. Để đảm bảo quá trình phá dỡ trần giả thạch cao diễn ra nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình phá dỡ hoặc lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp để đảm bảo công việc đạt hiệu quả tốt nhất.

Tư vấn sửa chữa – phá dỡ trần thạch cao văn phòng giúp tiết kiệm chi phí

Trần thạch cao sử dụng quá lâu nên bị xuống cấp, hư hỏng toàn bộ mặt trần và kết cấu khung xương, hoặc do doanh nghiệp bạn muốn thay đổi thiết kế toàn bộ diện mạo không gian văn phòng thì trong trường hợp này yêu cầu phá dỡ trần thạch cao là cần thiết. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp dưới đây, doanh nghiệp nên cân nhắc sửa chữa, cải tạo từ thiết kế ban đầu nhằm giúp tiết kiệm chi phí:

Thợ Sửa Chữa Khoét Vá Trần Thạch Cao Tại Hà Nội

Trần hư hỏng từng vị trí: Trường hợp này bạn nên gọi thợ sửa trần thạch cao để được xử lý tại những vị trị bị hư hỏng, tránh phá dỡ và làm mới toàn bộ vừa mất thời gian vừa tốn kém.

Sửa chữa hệ thống điện nước phía trên: Trường hợp cần sửa chữa, lắp đặt thêm hệ thống điện nước, hệ thống cứu hỏa phía trên trần. Đối với trần thạch cao thả, chỉ cần tháo tấm ra để thuận tiện cho quá trình sửa chữa, sau đó thả lại tấm sau khi xong việc. Đối với trần thạch cao chìm, chỉ cần cắt từng ô trần lấy lối chui lên thuận tiện cho công việc, sau khi xong việc thì vá lại trần.

Làm mới dựa trên thiết kế ban đầu: Việc cải tạo văn phòng không nhất thiết phải đập đi toàn bộ trần thạch cao nếu trần cũ vẫn ổn định. Doanh nghiệp nên tận dụng lại trần cũ và thêm vào đó là những thay đổi, thêm mới các cấp trần mới hoặc sơn trần thạch cao với màu khác phù hợp với phong cách của doanh nghiệp vừa giúp tăng thẩm mỹ, vừa tiết kiệm chi phí.

Tháo dỡ tái sử dụng: Trần thạch cao thả có thể tái sử dụng lại được. Vì vậy, nếu bạn kiểm tra trần cũ vẫn đảm bảo sử dụng tốt có thể tháo dỡ chúng và tái sử dụng lại nhằm tiết kiệm chi phí hơn (ứng dụng trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi vị trí làm việc, cấu trúc lại không gian các phòng ban).

Hướng-dẫn-tháo-dỡ-trần-thạch-cao-thả

Hướng dẫn phá dỡ trần thạch cao văn phòng Nhanh chóng – An toàn – Tiết kiệm

Chuẩn bị dụng cụ và lên kế hoạch phá dỡ

Dụng cụ chuẩn bị

  • Thang, giàn giáo: Dụng cụ hỗ trợ thợ thi công tiếp cần tới mặt trần
  • Thùng, bao bì chứa phế liệu: Thu gom phế liệu sau phá dỡ để thuận lợi di chuyển chúng đến các bãi rác chuyên xử lý vật tư xây dựng.
  • Búa, đục, khoan, dao rọc giấy…: Các dụng cụ cần thiết trong quá trình thi công phá dỡ trần thạch cao
  • Kính bảo hộ, găng tay, mặt nạ…: Đồ bảo hộ nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc.

Khảo sát và lên kế hoạch

  • Xác định kết cấu trần thuộc hệ trần thạch cao thả hay trần thạch cao chìm
  • Kiểm tra bản vẽ và kết cấu trần gắn liền với các thiết bị điện nào để đảm bảo an toàn thi công
  • Đánh giá chất lượng trần để đưa ra biện pháp thi công hợp lý

Đảm bảo an toàn thiết bị

  • Di chuyển tất cả các thiết bị trong phòng sang một vị trí an toàn khác
  • Đối với các đồ dùng thiết bị không thể di chuyển sang vị trí khác được cần được che chắn cẩn thận để tránh bụi bặm, va chạm. Quá trình thi công đội thợ cũng cần thận trọng tại các vị trí có thiết bị phía dưới để hạn chế rơi rớt đồ xuống dưới.

Phá Dỡ Trần Thạch Cao Văn Phòng Nhanh Chóng – An Toàn – Tiết Kiệm

Quy trình phá dỡ trần thạch cao văn phòng Nhanh chóng – An toàn

Bước 1: Ngắt nguồn điện

Bởi trần thạch cao văn phòng sẽ gắn liền với rất nhiều đường điện: dây dẫn đèn sáng, dây dẫn điện thiết bị điều hòa, dây điện máy hút, dây điện của nhiều thiết bị an ninh khác. Vì vậy, đây là bước làm đơn giản nhưng rất quan trọng cần phải thực hiện đầu tiên trước khi tiến hành tháo dỡ trần.

Bước 2: Tháo dỡ các thiết bị gắn với trần

Các thiết bị điện gắn với trần như: đèn sáng, quạt, máy chiếu, điều hòa, camera…cần được tháo cẩn thận và đóng gói di chuyển vào các vị trí an toàn để sử dụng lại. Ngoài ra, cần xác định các điểm đầu nguồn dẫn điện để xử lý an toàn, đối với các đầu dây điện chờ cần dán kín bằng băng keo điện để tránh sự cố giật điện về sau.

Bước 3: Tháo dỡ tấm thạch cao

Đối với trần thạch cao thả cần tháo nhấc từng tấm thạch cao ra khỏi khung xương.

Đối với trần thạch cao chìm cần dùng dao rọc giấy cắt để cắt một phần nhỏ tấm thạch cao, sau đó dùng búa hoặc các dụng cụ thi công khác để tách rời phần tấm thạch cao ra khỏi khung xương.

Bước 4: Tháo dỡ khung xương

Sử dụng búa, kìm, máy bắn vít, tua vít để tháo rời từng thanh xương và tháo rời các thanh xương liên kết với trần – tường nhà. Lưu ý, cần tháo dỡ nhẹ nhàng, nhất là vị trí thanh xương liên kết với tường – trần nhà tránh làm vỡ mảng bê tông, Hay với các thanh xương có liên kết với các đường ống, dây mạng, ống cứ hỏa… phải cần thận cắt đứt các liên kết trước khi tháo thanh xương.

Bước 5: Thu gom, xử lý phế liệu và vệ sinh mặt bằng

Thu gom tất cả phế liệu sau tháo dỡ vào các thùng, bao bì, sau đó vận chuyển chúng đến các nơi chuyên xử lý rác thải xây dựng theo đúng quy định. Sau khi phế liệu đã được vận chuyển đi, cần quét dọn, vệ sinh lại mặt bằng cho sạch sẽ.

Lưu ý: Phế liệu trần thạch cao sau khi phá dỡ, bạn nên phân loại rác thành hai loại: Tấm thạch cao đóng bao bỏ đi, phần khung xương xếp gọn để bán ve chai sẽ giúp bạn có thêm được một khoản chi phí.

Phá dỡ trần thạch cao văn phòng là công việc đơn giản nhưng đòi hỏi sự cẩn thận. Bằng cách thực hiện đúng quy trình hướng dẫn trên sẽ giúp bạn xử lý công việc các nhanh chóng và an toàn, và đừng quên tận dụng lại hệ trần nếu chúng vẫn đảm bảo chất lượng để tối ưu chi phí giúp doanh nghiệp.

Thành Kinh – đơn vị sửa chữa nhà tại uy tín tại Hà Nội. Tư vấn: 0989112765 – 0335087568