Trần thạch cao sau khi bị cắt, khoét để thuận tiện cho việc lắp đặt thiết bị hay sửa chữa phía trên cần phải đươc vá lại như hình dáng trần ban đầu. Vậy, vá trần thạch cao như thế nào để đảm bảo hiệu quả chất lượng và thẩm mỹ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình vá trần thạch cao theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong nội dung bài viết dưới đây.
Quy trình vá trần thạch cao đúng kỹ thuật
Lưu ý: Vá trần thạch cao là công việc chỉ có ở trần thạch cao chìm. Đối với trần thả do có cấu trúc từng tấm 60×60 rời nhau nên khi tấm nào đó bị hư hỏng sẽ mua tấm mới vào thay thế mà không cần khoét vá.
Đi xương và bắn thạch cao phần thô
Trần thạch cao có cấu tạo bên trong là hệ thống khung xương gánh chịu lực và phía ngoài bắn tấm thạch cao. Vì vậy, các bước vá trần thạch cao phần thô bao gồm:
- Đi lại khung xương: Dùng thanh U nối với hai đầu xương chính (thanh xương cá) hoặc nối với hai các thanh U bên cạnh để làm điểm bắn vít và đỡ tấm thạch cao. Đối với ô trần có kích thước lớn cần phải xem xét lại khung xương phía trên, nếu cần thiết phải khoan ty làm điểm treo xương chính chịu lực.
- Bắn tấm thạch cao: Tấm thạch cao sử dụng phải có độ dày bằng loại tấm thạch cao cũ sử dụng trước đó để đảm bảo độ bằng của mặt phẳng trần. Cắt tấm thạch cao bằng kích thước ô trần cần vá, sau đó bắn bít để liên kết tấm với khung xương.
Xử lý mối nối
Tiến hành xử lý mối nối sau khi hoàn thiện bắn tấm thạch cao phần thô. Mối mối vị vị trí tiếp giáp giữa hai tấm thạch cao liền nhau. Khi bắn tấm thạch cao sẽ để lộ các điểm vít đen và các đường khe tiếp giáp giữa hai tấm cần phải xử lý để tránh bung nổ hay nứt nẻ về sau:
Các bước xử lý mối nối thạch cao:
- Dùng băng kéo lưới dán lên bề mặt vị trí tiếp giáp giũa hai tấm thạch cao cạnh nhau
- Dùng bột trét trát lên bề mặt băng keo lưới và các điểm đầu vít bắn tấm
Sơn trần thạch cao
Sơn trần thạch cao sẽ tốn nhiều công đoạn hơn sơn tường gạch. Chúng bao gồm các bước sau:
- Bả trần thạch cao: là quá trình sử dụng bột bả trộn nước tạo thành hỗn hợp bột bả dạng mịn, sau đó dùng dụng cụ bay để trát đều lên bền mặt tấm thạch cao. Sau khi lớp bả trần đã khô thì tiến hành xả bả. Xả bả là bước làm sử dụng giấy nhám hoặc máy chà để chà phẳng và mịn bề mặt trần.
- Sơn lót: sau khi xả bả để có bề mặt trần thạch cao trắng phẳng mịn thì tiến hành sơn lót. Sơn lót là bước cần thiết để tăng độ mịn cho bề mặt trần thạch cao và tránh hao tốn nhiều nước sơn màu. Sơn lót trần thạch cao có thể sơn 1 lớp hoặc 2 lớp (lớp lót 2 được thực hiện sau khi lớp lót 1 khô hoàn toàn).
- Sơn màu: Bước hoàn thiện cuối cùng để tạo lên màu sắc và vẻ đẹp của trần thạch cao. Sơn màu được thực hiện tương tự như sơn lót, dùng con lăn để lăn sơn đều trên bề mặt trần và bước này phổ biến với 2 lớp màu (tương tự lớp màu sau được thực hiện sau khi lớp màu đầu đã khô hoàn toàn).
Lưu ý khi vá trần thạch cao
Vá trần thạch cao sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng trần. Nhiều khách hàng lo lắng điểm vá trần sẽ yếu kém hơn và dễ tổn thương hơn các vùng xung quanh thì điều này lại hoàn toàn ngược lại. Vị trí trần vá lại sẽ mới hơn, chắc chắn như hệ trần ban đầu.
Chênh lệch màu sắc: Đối với trần thạch cao đã sơn lâu ngày, khó tránh khỏi màu sơn bị bay màu và màu sắc không còn tươi sáng như lúc vừa mới sơn. Vì vậy, khi vá trần thạch cao thì vị trí vá được sơn mới sẽ có màu sắc cũng tươi sáng hơn vùng sơn cũ xung quanh => Sự chênh lệch nhẹ về màu sơn.
Sử dụng tấm cùng độ dày: tấm thạch cao có nhiều độ dày khác nhau: 9mm, 12mm, 15mm. Khi vá trần thạch cao, bạn cần kiểm tra độ dày tấm cũ là loại dày bao nhiêu ly để vá tấm dày tương tự cho phù hợp.
Vá trần thạch cao thường tốn nguyên 1 ngày đối với lỗ vá nhỏ hoặc kéo dài 2,3 ngày hoặc hơn tùy vào kích thước và tình trạng ô trần cần vá. Chi phí vá trần thạch cao thường được tính theo gói hoàn thiện mà không tính đơn giá theo m2 như làm mới trần.
Thành Kính – chuyên sửa chữa, phá dỡ và làm mới trần thạch cao tại Hà Nội.
Tư vấn: 0989112765 – 0335087568.