Nếu bạn đang kiếm tìm một kiểu trần bền – rẻ – đẹp, thi công nhanh, dễ sửa chữa và có khả năng tái sử dụng thì trần thạch cao thả chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Đây là một trong những mẫu trần được khách hàng lựa chọn nhiều nhất hiện nay, phổ biến ở các không gian lớn như văn phòng, nhà xưởng, bến bãi, ga tàu, hành lang, nhà cấp 4…
Để biết được cấu tạo hay các vật tư dùng để thi công hệ trần thả thạch cao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây:
Vật tư dùng để đóng trần thạch cao thả
Trần thạch cao thả là kiểu trần có cấu tạo đơn giản với bề mặt phẳng đống nhất được chia thành những ô có khổ độ 60x60cm hoặc 60x120cm. Hệ trần này, có bề mặt lộ ra viền khung xương màu trắng, các thanh xương này có hình dạng và kích thước khổ độ tương ứng với kích thước tấm thạch cao sử dụng (600×60 hoặc 60×120).
Vật tư thi công
-Khung xương: là hệ khung kim loại có trọng lượng nhẹ bao gồm các thanh xương chính – phụ liên kết với nhau tạo nên một mặt phẳng giống như giằng, rất chắc chắn. Khung xương được liên kết trực tiếp với trần – tường nhà. Để liên kết các thanh xương với trần – tường và tạo thành mặt phẳng giá đỡ thì cần thêm các vật tư phụ: đinh, vít, ty dây, bát treo…
-Tấm thạch cao: là tấm thạch cao có khổ 600×600 hoặc 600×1200 tùy theo nhu cầu sử dụng loại tấm. Ngoài ra, các tấm thạch cao thả cũng được thiết kế với đa dạng tính năng: phủ nhựa – chống nước – tiêu âm và họa tiết bề mặt đa dạng để khách hàng lựa chọn.
Thiết bị, dụng cụ hỗ trợ thi công
-Thang, giàn giáo: thông thường, cao độ để thi công trần thạch cao thả từ 3m, độ cao này thợ đóng trần không thể với tới được mà cần sử dụng thang đứng hoặc giàn giáo hỗ trợ để tiến hành đi khung xương và thả tấm.
-Thước dây, máy lazer, dây búng mực: các dụng cụ hỗ trợ để đo cao độ trần và cân chuẩn độ cao, độ phẳng của mặt trần khi đóng trần thả. Ngoài ra, thước dây còn hỗ trợ đo kích thước xương – tấm phù hợp.
-Dao rọc giấy, máy cắt: dùng để hỗ trợ cắt tấm và các thanh xương kim loại.
-Khoan bê tông, máy bắn vít, búa: phục vụ cho việc khoan trần bê tông để thả ty treo và liên kết V với tường và các thanh xương lại với nhau.
Cách thức thi công trần thạch cao thả
-B1: Xác định cao độ trần, tức là độ cao được tính từ mặt sàn lên đến mặt trần thả thạch cao. Cao độ này thường được xác định bằng thước dây và liên quan tới việc thả ty treo.
-B2: Khoan trần để thả ty treo để treo thanh xương, xác định các điểm trên trường để treo thanh viền tường. Sau khi treo thanh xương chính và thanh V tường thì tiến hành treo các thanh xương phụ để tạo thành mặt phăng trần có cấu trúc các ô 600×600 hoặc 600×1200.
-B3: Cân chỉnh lại khung xương sao cho mặt phẳng trần đồng nhất, chắc chắn tại mọi điểm là như nhau.
-B4: Tiến hành thả tấm thạch cao thả vào từng ô trên khung xương, do cấu trúc chia ô lên tấm thạch cao chỉ cần thả vào mà không cần bơm keo hay bắn vít để giữ thăng bằng.
Thi công trần thạch cao thả khá đơn giản, vừa nhanh chóng lại ít tốn kém chi phí. Nhất là hệ trần này không cần đến quy trình sơn bả như trần thạch cao chìm lên chúng càng giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn.
Quá trình đóng trần thả tuy đơn giản và nhanh chóng nhưng bạn cũng đừng nên vì vậy mà tự ý mua vật liệu tự thi công. Quá trình này tuy đơn giản với người trong nghề nhưng nó lại thánh vấn đề khó đối với người mới, Việc chưa có kinh nghiệm tự ý thi công nhất là trong bước đóng khung xương sẽ dễ gây cong vênh hoặc lệch mặt phẳng trần, dễ gây sự cố sập trần hơn.
Để được tư vấn chi tiết hơn về trần thạch cao thả, quý khách xin liên hệ: 0335087568 – 0989112765.