Hệ trần thạch cao nào cần dùng đến sơn bả?

Rất nhiều khách hàng khi liên hệ với đơn vị chúng tôi để được báo giá đóng trần thạch cao cho các không gian phòng khách, phòng ngủ… nhà mình. Nhưng khi được hỏi đến sử dụng hệ trần nào, hệ trần 60×60 hay trần sơn bả thì lại chưa hiểu nhiều về các hệ trần này, thì trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về từng loại trần, loại trần thạch cao nào cần phải sơn bả hoàn thiện?

Tổng hợp các loại trần thạch cao

Phân loại theo cấu trúc

Trần nhà thạch cao được chia làm 3 loại: trần thả, trần phẳng và trần giật cấp

Trần thả: đặc điểm nhận diện trần thả thạch cao là bề mặt trần chia thành từng ô vuông nhỏ với kích cỡ 60×60 hoặc ít phổ biến còn có thêm loại ô 60×120. Hệ trần này mang kết cấu đơn giản, tấm thạch cao thả trực tiếp vào từng ô khung xương đã định hình kích thước sẵn và hoàn thiện ngay sau khi thả tấm.

Mẫu Trần Thạch Cao Thả

Trần phẳng: hay còn gọi là trần thạch cao phẳng, tức kiểu trần thạch cao có kết cấu ẩn phần xương bên trong, bị che phủ bởi các tấm thạch cao. Đặc điểm trần phẳng có bề mặt bằng phẳng, không có điểm gồ ghề và chúng trông rất giống trần bê tông.

Mẫu Trần Thạch Cao Phẳng

Trần giật cấp: cũng thuộc hệ trần thạch cao chìm có cấu trúc giấu khung xương bên trong, nhưng thay vì phẳng đơn giản thì hệ trần này lại gây ấn tượng bằng các thiết kế họa tiết trên mặt trần (hình hộp, cong tròn hay hình họa ấn tượng khác), mang lại vẻ đẹp sang trọng, thu hút cho không gian phòng.

vách-thạch-cao-trang-trí

Phân loại theo tính chất tấm thạch cao

Tấm thạch cao bao gồm nhiều loại khác nhau:

  • Tấm thạch cao tiêu chuẩn
  • Tấm thạch cao cách âm, tiêu âm
  • Tấm thạch cao chống cháy
  • Tấm thạch cao chông ẩm
  • Tấm chịu nước
  • Tấm siêu bảo vệ

Các tấm thạch cao thả có kích thước 60×60 (kích thước chung cho các các tấm dùng trong hệ trần thả thạch cao – nhựa – nhôm) hoặc 60×120. Trên thị trường hiện nay bao gồm các tấm: Tấm phủ màng PVC, tấm sợi khoáng hay tấm tiêu âm đục lỗ, tấm chịu nước.

Tâm thạch cao Vĩnh Tường chống ẩm - chịu nước

Các tấm thạch cao dùng cho trần chìm ( bao gồm trần phẳng hay giật cấp) là tấm có kích thước phổ biến là 1220×2440. Trên thị trường hiện nay bao gồm đa dạng các tấm trần chìm với các tính năng như trình bày trên (tiêu chuẩn, chịu nước, chống ẩm, chống ồn…)

Tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng với không gian nhà mình để lựa chọn loại tấm trần thạch cao phù hợp. Trong các tấm trên, hai loại tấm được sử dụng nhiều nhất là tấm tiêu chuẩn và tấm chịu ẩm. Các tấm có tính năng tiêu âm, chống cháy thường sử dụng cho các không gian đặc biệt và chúng tốn kém chi phí cao hơn. Tấm chịu nước bản chất là tấm amiang, phù hợp cho không gian ẩm ướt hay dùng để ốp sàn nhà, tường nhà…

Loại trần thạch cao nào phải sơn bả?

Hệ trần thạch cao thả có quy trình thi công bao gồm: đi khung xương và thả tấm, hệ trần này hoàn thiện ngay sau khi thả tấm nên chúng không cần đến sơn bả.

Sơn Bả Trần Thạch Cao

Trần thạch cao phẳng và trần giật cấp thuộc hệ trần chìm, hệ trần này có giấu xương bên trong và cần bắn vít liên kết các tấm thạch cao với khung xương. Bề mặt tấm thạch cao chìm là lớp giấy màu xám, khi bắn tấm xong sẽ để lộ các đầu vít và khe rãnh là điểm liền kề giữa hai tấm thạch cao liền nhau nên cần phải sơn trần thạch cao để che đi các khuyết điểm, tạo màu sắc xinh đẹp cho hệ trần hoàn thiện.

>> Kết luận: Chỉ có trần thạch cao chìm bao gồm trần phẳng và trần giật cấp cần đến sơn bả.

Quy trình sơn trần thạch cao bao gồm: xử lý mối nối và các điểm đầu vít, bả tường, sơn lót, sơn màu. Do chứa nhiều công đoạn hơn nên giá sơn trần thạch cao thường cao hơn so với sơn tường nhà.

Lưu ý: Trước khi bạn cần gọi thợ đóng trần thạch cao. Bạn nên cần nắm bắt được mục đích của mình là thi công hệ trần nào và sử dụng loại tấm như thế nào, diện tích phòng để mô tả cho đơn vị thi công để được nhận báo giá cách chính xác nhất. Ngoài ra, với hệ trần chìm, bạn có thể yêu cầu đóng trần thô mà không cần sơn bả nếu bạn đã có sẵn đội thợ sơn nhà. Bởi chi phí đóng trần thạch cao thô và chi phí sơn bả luôn tính riêng lẻ để bạn có phương án lựa chọn phù hợp.

Nếu bạn cần được tư vấn đóng trần thạch cao, xin liên hệ: 0989112765 – 0335087568