Nguyên nhân & Cách xử lý trần thạch cao phòng khách thấm nước?

Phòng khách là khu vực quan trọng nhất trong ngôi nhà, nên nếu trần thạch cao phòng khách bị thấm nước bạn cần sớm khắc phục nguyên nhân gây ra tình trạng thấm nước xuống mặt trần. Đồng thời, sớm xử lý vùng thạch cao bị thấm nước để đảm bảo giá trị thẩm mỹ, an toàn tránh để lâu gây tốn kém nhiều chi phí sửa chữa hơn.

Cùng tìm hiểu các nguyên nhân nhân và hướng sửa chữa khi bề mặt hệ trần gặp nước.

Trần thạch cao phòng khách thấm nước

Trần thạch cao được cấu tạo bởi hai loại vật liệu chính: khung xương bằng kim loại và tấm thạch cao. Trong đó, cả hai loại vật liệu trên đều dễ bị tổn thương khi gặp nước, gây ra tình trạng han gỉ phần kim loại và ẩm mốc, vỡ vụn tấm thạch cao. Chính vì vậy, nếu phát hiện hệ trần thạch cao thấm nước, cần sớm sửa chữa để bảo đảm tuổi đời hệ trần được lâu dài.

Trần Thạch Cao Bị Thấm Nước

Nguyên nhân gây thấm nước

Có đến hơn 90% phòng khách hiện nay lựa chọn đóng trần thạch cao. Bởi chúng giúp tôn lên vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp của căn phòng, là niềm tự hào, hãnh diện của gia chủ trước khách khứa khi đến chơi nhà. Tuy nhiên, có không ít công trình gặp phải tình trạng trần thạch cao bị thấm nước, nguyên nhân bắt nguồn từ:

  • Đường ống nước, đường ống điều hòa gác phía trên bị rò rỉ nước, khiến nước chảy xuống mặt trần thạch cao.
  • Trần nhà bị nứt nẻ hoặc không chống thấm (chống thấm không hiệu quả) dẫn đến tình trạng nước mưa rò rỉ xuống dưới gây thấm nước trần thạch cao.
  • Thiết kế phòng tắm, vệ sinh phía trên phòng khách. Việc thấm nước từ sàn phòng tắm, wc dễ gây ẩm mốc trần thạch cao phía dưới.
  • Độ ẩm không khí cao, nhất là vào những ngày trời mưa phù, trời nồm khiến ẩm mốc mặt trần.

Trần Nhà Thấm Nước Gây Loang ố Lớp Sơn Trần

Cách xử lý trần thạch cao thấm nước

Nguyên nhân ẩm mốc bắt nguồn từ việc rò rỉ nước phía trên

Đối với trường hợp rò rỉ nước đường ống hay trần phía trên thì rất dễ nhận biết trần bị thấm nước. Khi bị thấm nước, vùng bị thấm nước sẽ thay đổi màu sắc (màu ướt) khác rõ rệt so với vùng trần an toàn. Để khắc phục vấn đề này, trước tiên bạn cần giải quyết triệt để gốc rễ gây thấm nước xuống phía dưới (xử lý đường ống, xử lý chống thấm trần). Sau đó mới tiến hành sửa trần thạch cao bị thấm nước.

Sửa trần thạch cao thấm nước bằng cách khoét bỏ hoàn toàn tấm thạch cao bị ngấm nước và vá lại bằng tấm thạch cao mới. Cần xử lý ngay lập tức nếu phát hiện trần thấm nước, việc chủ quan kéo dài hư hỏng càng khiến vùng thấm nước lan rộng xương quanh, gây loang ố, mốc và vỡ nát tấm, khiến khung xương han gỉ gây tai nạn sập trần.

Trần Thạch Cao Bị Mốc Do độ ẩm Không Khí Cao

Nguyên nhân thấm nước do độ ẩm không khí

Với điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như nước ta, nhất là vào thời điểm mưa kéo dài, mưa phùn, ngày nồm ẩm khiến độ ẩm không khí tăng cao dễ gây ẩm mốc mặt trần. Độ ẩm không khí cao gây tác động trên toàn bề mặt trần, chúng như loài côn trùng gặm nhấm từ từ trên toàn mặt trần, đến khi bạn phát hiện ra thì cũng khó có thể sửa chữa được nữa. Điều này bắt buộc bạn phải phá dỡ trần thạch cao cũ và làm mới. Tuy nhiên, trong trường hợp này bạn có thể chủ động phòng tránh thấm nước do độ ẩm cao bằng cách lựa chọn vật liệu tấm thạch cao chống thấm nước ngay từ đầu và luôn đảm bảo không gian phòng khách được khô thoáng.

Thanh Kính Chuyên Thi Công Trần Thạch Cao Tại Hà Nội

Lưu ý khi đóng trần thạch cao để tránh bị thấm nước

Để hạn chế sự cố thấm nước gây hư hỏng hệ trần thạch cao phòng khách, khi đóng trần và trong quá trình sử dụng khách hàng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Lựa chọn vật tư đóng trần chất lượng, có tính năng chống thấm nước để hạn chế tác động của nước, độ ẩm gây hư hỏng.
  • Chống thấm hiệu quả phần mái trần phía trên hoặc sàn nhà vệ sinh nếu thẳng hướng phòng khách
  • Lưu ý đảm bảo không gian phòng khách khô thoáng, vào ngày trời mưa phù, ẩm ướt nên đóng kín cửa và sử dụng máy làm khô không khí phòng.
  • Khi đóng trần thạch cao, nếu là hệ trần thạch cao chìm bạn liên lắp đặt 1 lỗ thăm trần để lấy lối chui lên, tiện lợi khi cần kiểm tra các thiết bị phía trên.

Lưu ý: Nếu giá đóng trần thạch cao dao động từ 140.000đ/m2 thì chi phí sửa chữa trần thạch cao sẽ cao hơn nhiều so với chi phí làm mới (tính trên cùng m2). Đặc biệt, chi phí sửa chữa trần sơn bả lại cao hơn nhiều so với trần thạch cao thả (hệ trần ô vuông, không sơn bả). Vì vậy, khi đóng trần thạch cao bạn cần đảm bảo an toàn mọi yếu tố để tranh những hư hỏng đáng tiếc gây tốn kém và mất thời gian của bạn.

Đội thợ Thành Kính – chuyên thi công, sửa chữa trần thạch cao tại Hà Nội. Để được tư vấn và lắp đặt trần thạch cao cho ngôi nhà của bạn, hãy gọi cho chúng tôi: 0989112765- 0335087568