Nên làm trần nhà vệ sinh bằng chất liệu gì? Hiện nay có rất nhiều chất liệu để gia chủ lựa chọn đóng trần: thạch cao, nhựa, nhôm, xi măng, gỗ…Mỗi loại sẽ mang lại những ưu nhược điểm và giá cả khác nhau. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết nên lựa chọn chất liệu như thế làm để đóng trần nhà vệ sinh cho Bền & Đẹp thì trong bài viết này, Thành kinh xin giới thiệu tới bạn tổng hợp 8 loại chất liệu được lựa chọn làm trần nhà vệ sinh nhiều nhất từ trước đến nay.
8 Chất liệu nên dùng để đóng trần nhà vệ sinh
Phân tích ưu – nhược điểm, cùng bảng giá cả thi công đóng trần nhà vệ sinh với 8 loại chất liệu dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn loại trần phù hợp để trang trí trần nhà vệ sinh cho công trình nhà mình hơn.
Trần thả nhựa 60×60
Hệ trần đã quá phổ biến trong các công trình xây dựng từ trước đến nay. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong mọi không gian: nhà xưởng, văn phòng, nhà cấp 4, phòng ngủ, trường học, bệnh viện, nhà tắm – vệ sinh…
Ưu điểm của trần thả nhựa:
- Tính năng chịu nước nên không lo ẩm mốc, mối mọt khi sử dụng cho không gian phòng có độ ẩm cao như nhà vệ sinh – nhà tắm
- Giúp không gian WC trở nên rộng rãi và sạch đẹp hơn
- Đa dạng mẫu tấm nhiều nhiều họa tiết trang trí khác nhau để khách hàng lựa chọn (+40 mẫu tấm thả nhựa)
- Không cong vênh, không biến dạng trước tác động nhiệt hay khi xảy ra sự cố rung lắc nhẹ
- Kỹ thuật thi công đơn giản, thời gian thi công nhanh, dễ dàng vệ sinh và rất tiện lợi khi cần thay mới tấm hỏng hay khi cần sửa chữa phần thiết bị gác phía trên
Nhược điểm của trần thả nhựa
- Bề mặt trần chia ô vuông nên xét về tính thẩm mỹ sẽ không sang trọng và tự nhiên như trần liền khối
- Hệ trần này có tính năng chống ồn, chống nóng kém hơn so với các chất liệu khác
Giá trần thả nhựa dao động từ 130.000đ/m2 – 170.000đ/m2 với diện tích mặt bằng thi công nhiều. Nếu bạn chỉ làm trần thả nhựa nhà vệ sinh khoảng vài mét vuông thì giá sẽ dao động khoảng vài trăm đến 1tr trên một phòng.
Trần thả nhựa được coi là hệ trần giá rẻ nhất hiện nay mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, chất lượng (tuổi thọ trung bình 10-15 năm sử dụng)
Trần thả nhôm
Là vật liệu đóng trần được làm từ hợp kim nhôm cao cấp. Đây là loại vật liệu phổ biến trên thị trường khoảng 10 năm trở lại đây. Trần thả nhôm được ứng dụng rộng rãi trong các không gian sang trọng và cao cấp.
Ưu điểm của trần thả nhôm
- Đa dạng mẫu tấm thả nhôm với nhiều họa tiết hoa văn in 3D khác nhau, mang đến vẻ đẹp trần sang trọng, cao cấp
- Chất liệu hợp kim nhôm cao cấp được phủ màng sơn tĩnh điện vừa có tính năng chống oxy hóa, không lo ẩm mốc, han gỉ khi gặp nước
- Tấm trần chắc chắn, độ bền cao, không lo co rút hay giãn nở làm cong vênh hệ trần
- Trọng lượng nhẹ thuận lợi cho quá trình vận chuyển hay khi thi công lắp đặt
- Thi công nhanh, dễ dàng tháo lời và lắp đặt lại tấm trần khi cần thiết
Nhược điểm của trần thả nhôm
Giá thi công trần thả nhôm cao gấp 3 lần so với các hệ trần thả nhựa hay thả thạch khác. Đây chính là nhược điểm duy nhất khiến nhiều khách hàng e dè khi chọn đóng trần nhôm nhà vệ sinh.
Trần nhôm thanh lam
Loại trần này phù hợp với không gian nhà vệ sinh rộng, như khu vệ sinh chung trong các tòa nhà cao tầng, các bến bãi, nhà ga… Hệ trần nhôm thanh lam mang ưu điểm: chống nước, chống han gỉ, độ bền cao… tương tự như trần nhôm thả và nhược điểm là giá thành cao so với các vật liệu khác.
Ngoài ra, trần nhôm thanh lam còn có điểm hạn chế về màu sắc, chỉ phổ biến tông màu trắng bạc kim loại và màu giả gỗ. Đồng thời, hệ trần này không dễ tháo ra như trần thả nên rất bất tiện khi cần sửa chữa phần mái trên nếu có hư hỏng xảy ra.
Trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm bao gồm trần phẳng và trần giật cấp đều phù hợp để thi công cho không gian phòng vệ sinh. Hệ trần này được cấu tạo bởi phần xương ẩn phía trong và bên ngoài bắn tấm thạch cao và lớp sơn trang trí ngoài cùng.
Ưu điểm của trần thạch cao chìm
- Đa dạng màu sắc, thiết kế, là lựa chọn số 1 trong trang trí trần nội thất hiện nay
- Giúp nâng cao tính thẩm mỹ không gian, dễ kết hợp với màu sắc và cách bày trí các thiết bị vệ sinh bên trong phòng
- Trần thạch cao chìm với thiết kế hình khối không bị chia cắt có tác dụng cơi nới diện tích, giúp không gian phòng vệ sinh thêm rộng rãi hơn
- Mang các tính năng: cách âm, cách nhiệt, chống cháy lan
- Tiện lợi khi cần sửa chữa thiết bị điện nước phía trên hay khi sửa chữa trần thạch cao ở vị trí hư hỏng mà không gây ảnh hưởng đến toàn bộ mặt trần
Nhược điểm của trần thạch cao chìm: Dễ bị tổn thương nếu gặp nước thường xuyên, do vậy khi đóng trần thạch cao nhà vệ sinh phải lựa chọn loại tấm thạch cao có tính chất chống ẩm hoặc chịu nước.
Giá trần thạch cao chìm dao động từ 140.000đ/m2 và giá sơn bả trần thạch cao từ 60.000đ/m2 áp dụng cho diện tích thi công từ 50m2 trở lên.
Trần thạch cao thả
Trần thạch cao thả mang ưu nhược điểm tương tự như hệ trần thạch cao chìm. Tuy nhiên, xét về mặt thẩm mỹ thì trần thạch cao thả không thể so sánh được với hệ trần chìm. Nhưng đổi lại, hệ trần thả rất tiện lợi cho quá trình sửa chữa về sau bởi tấm thả thạch cao có thể dễ dàng tháo lắp lại khi cần thiết mà không tốn kém chi phí phải cắt vá như hệ trần chìm. Ngoài ra, giá thi công trần thạch cao thả hoàn thiện chỉ từ 135.000đ/m2 mà không tốn kém chi phí sơn bả như hệ trần chìm.
Trần chịu nước tấm Cemboard
Tấm Cemboard thực chất là tấm xi măng nhẹ. Loại trần này có kết cấu tương tự như trần thạch cao chìm, hay chúng thường được gọi là trần thạch cao chìm chịu nước.
Trần chịu nước tấm Cemboard mang các ưu điểm như trần thạch cao chìm và còn hơn thế nữa. Sử dụng tấm Cemboard khách hàng hoàn toàn yên tâm về khả năng chống thấm, chống nấm mốc của hệ trần. Đặc biệt, tấm trần này có độ bền cao, không lo cong vênh, co ngót hay giãn nở. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ trần này chính là chi phí cao, thi công lâu do liên quan đến sơn bả hoàn thiện và điểm hạn chế khác nữa là tại các điểm mối nối dễ bị nứt vỡ nếu thi công không đúng kỹ thuật hoặc khi xảy ra các lung lắc nhỏ.
>>Xem thêm: Hướng dẫn xử lý mối nối thạch cao
Giá thi công trần chịu nước tấm Cemboard dao động từ 180.000đ/m2 + 60.000đ/m2 cho phí sơn bả.
Trần nhựa tấm Nano
Là hệ trần sử dụng tấm nhựa Nano để thi công lắp đặt. Tấm nhựa Nano có đặc điểm kích thước ngang phổ biến 40cm, dài từ 3m-5m, dễ dàng cắt ghép.
Ưu điểm của trần nhựa Nano tương tự như trần thả nhự: chịu nước, chống ẩm mốc, chông mối mọt, chông cong vênh, trọng lượng nhẹ, dễ thi công lắp đặt… Xét về mặt thẩm mỹ thì chúng hơn hẳn so với trần thả nhựa. Nhược điểm duy nhất của trần nhựa Nano là không thể cắt ghép khi cần. Nếu một vùng trần bị hỏng hay khi cần sửa chữa phần mái trên buộc bạn phải tháo dỡ toàn bộ và làm lại mới.
Giá thi công trần nhựa Nano dao động từ 250.000đ/m2 áp dụng cho diện tích thi công từ 50m2 trở lên
>>Xem thêm: Trần nhựa nhà vệ sinh
Trần nhựa tấm lam sóng
Trần nhựa lam sóng có cấu trúc thi công tương tự trần nhựa nano, sự khác nhau cơ bản là loại tấm sử dụng thay vì tấm nhựa Nano thì hệ trần này sử dụng tấm lam sóng.
Tấm nhựa lam sóng có thiết kế độc đáo hình sóng nháp nhô, bản tấm dày chắc chịu va đập tốt với độ bền hàng chục năm. Hệ trần này sở hữu các ưu điểm như trần thả nhựa và trần nhựa Nano nhưng chi phí thi công lại cao hơn so với hai hệ trần trên. Đặc biệt hơn, tấm nhựa lam sóng không chỉ dùng để thi công trần nội thất mà chúng còn được ứng dụng để lắp đặt trần ngoài trời.
Giá trần nhựa lam sóng dao động từ 400.000đ/m2, mức giá này ngang bằng với hệ trần nhôm kim loại và tuổi thọ cả hệ trần này kéo dài từ 30 – 50 năm sử dụng.
Trên đây là 8 vật liệu đóng trần phổ biến mà bạn có thể ưng dụng để thi công trần nhà vệ sinh nhà bạn. Mỗi chất liệu sở hữu các ưu nhược điểm riêng nên tùy thuộc vào sở thích, điều kiện kinh tế để bạn lựa chọn chất liệu phù hợp.