Tiêu chí lựa chọn mẫu trần thạch cao văn phòng phù hợp

Chiếm ưu thế về thẩm mỹ, tính năng, giá cả nên trần thạch cao trở thành sự lựa chọn trang trí trần nội thất số 1 trong các văn phòng hiện nay. Tuy nhiên, do sự đa dạng về thiết kế khiến nhiều chủ doanh nghiệp trở nên bối rối không biết nên lựa chọn kiểu trần với thiết kế như thế nào để phù hợp với không gian làm việc cho doanh nghiệp mình. Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn tìm kiếm mẫu trần thạch ưng ý, phù hợp với thẩm mỹ và mức chi phí đầu tư của doanh nghiệp bạn.

5 Tiêu chí chọn mẫu trần thạch cao phù hợp với doanh nghiệp

Trần thạch cao được chia thành 3 loại:

  • Trần thạch cao thả: hệ trần khung xương nổi và chia thành từng ô nhỏ 60×60 hoặc 60×120
  • Trần thạch cao phẳng: hệ trần giấu xương có sơn bả, bề mặ bằng phẳng trải đều tại mọi vị trí trong không gian phòng
  • Trần thạch cao giật cấp: hệ trần giấu xương có sơn bả, bề mặt được chia thành nhiều mặt phẳng khác nhau, mỗi mặt phẳng được gọi là 1 cấp giật với đa dạng kiểu dáng hoa văn thiết kế khác nhau

Trần Thạch Cao Thả Văn Phòng

Trần thạch cao thả văn phòng

Mẫu-trần-thạch-cao-văn-phòng-kiểu-trần-phẳng

Trần thạch cao phẳng văn phòng

Mẫu-trần-thạch-cao-văn-phòng-kiểu-trần-giật-cấp

Trần thạch cao văn phòng giật cấp

Tiêu chí thẩm mỹ

Xét về mặt thẩm mỹ, cả 3 hệ trần thạch cao trên đều mang đến vẻ đẹp tươi sáng, thoáng mát cho không gian văn phòng. Chúng đều được dùng để che đi phần hệ thống mái bê tông hay mái tôn màu xám tối, che đi các đường ống (ống nước, ống điều hòa, ống cứu hỏa) và các đường dây điện, dây cáp mạng cho không gian nhà sự gọn gàng và an toàn cần thiết. Tuy nhiên, mỗi một mẫu thiết kế sẽ mang các đặc trưng riêng:

  • Trần thạch cao thả: mẫu thiết kế đơn giản, rập khuôn mang phong cách nhẹ nhàng, tinh tế phù hợp cho mọi phòng ban làm việc
  • Trần thạch cao phẳng: thiết kế giống như trần đúc bê tông, đơn giản mà hiện đại, mang đến cho không gian vẻ đẹp thanh lịch, tinh tế theo phong cách hiện đại, phù hợp để ứng dụng cho mọi không gian làm việc từ đơn giản đến cao cấp.
  • Trần thạch cao giật cấp: thiết kế khá cầu kỳ, sáng tạo với các hình họa trên mặt trần, mang lại vẻ đẹp sang trọng, cao cấp cho không gian phòng. Loại trần này phù hợp để ứng dụng cho mọi không gian, nhất là các phòng lễ tân, phòng hội họp cấp cao và phòng khách hàng Vip.

>>Xem thêm: Mẫu trần thạch cao văn phòng đẹp

Lưu ý: cả 3 hệ trần thả trên đều mang lại vẻ đẹp cần thiết cho không gian văn phòng. Tuy nhiên, với các công ty truyền thông, các doanh nghiệp lớn với một vài không gian quan trọng yêu cầu trang trí trần với tính thẩm mỹ cao thì lựa chọn đóng trần thạch cao phẳng hay trần giật cấp là cần thiết.

Tiêu chí tính năng nổi bật

Tính thẩm mỹ là sự cần thiết để người lao động, nhất là các nhân viên văn phòng cần có để mang đến cho họ cảm xúc tích cực, tâm trạng thoải mái giúp tập trung và nâng cao hiệu quả công việc. Ngoài ra, một không gian làm việc hoàn hảo cần phải đảm bảo môi trường yên tính và mát mẻ:

Trần Thạch Cao Nhét Bông Thủy Tinh

Cách âm: Trần thạch cao có tính chất chống ồn tương đối. Tuy nhiên, nếu muốn nâng cao tính năng này cho các phòng họp, phòng quay hình – thu âm thì cần lựa chọn tấm thạch cao có tính chất cách âm như tấm trần thả sợi khoáng hoặc bổ sung thêm lớp lót cách âm: gỗ tiêu âm, tấm xốp, tấm bông thủy tinh.

Chống nóng: Hiện nay, các văn phòng đều lắp đặt đầy đủ hệ thống điều hòa làm mát cho nhân viên. Việc đóng trần thạch cao giúp ngăn chặn nhiệt thất thoát ra bên ngoài giảm tránh nắng nóng bên ngoài ảnh hưởng đến môi trường làm việc bên trong, nhất là với các văn phòng bên trong nhà xưởng lợp tôn.

Cả 3 hệ trần thạch cao trên đều đáp ứng tiêu chính: chống nóng, chống ồn.

Tiêu chí giá cả

Giá trần thạch cao thả hoàn thiện dao động từ 140.000đ/m2. Đây là mức chi phí trang trí trần giá rẻ nên được hầu hết các chủ doanh nghiệp lựa chọn để trang trí phòng làm việc cho doanh nghiệp của mình.

Giá trần thạch cao phẳng và giá trần thạch cao giật cấp là tương đơn nhau, với mức giá hoàn thiện từ 220.000đ/m2 (giá bao gồm cả sơn bả trần thạch cao). Riêng với trần giật nhiều cấp, hoa văn uốn lượn cầu kỳ thì mức giá sẽ tăng thêm 5.000đ/m2 – 10.000đ/m2. Hiện nay, với các doanh nghiệp lớn thì giá cả đóng trần thạch cao không còn là vấn đề lớn, cái quan trọng là tính thẩm mỹ và giá trị chất lượng mang lại cho môi trường làm việc trở nên hiệu quả hơn.

Tiêu chí tiện lợi

Trần thạch cao thả có thể tháo nhấc tấm khi cần thiết. Vì vậy, trần thả tiện lợi hơn trần phẳng và trần giật cấp khi cần kiểm tra, sửa chữa phần hệ thống điện nước phía trên bị hư hỏng. Hoặc khi một vị trí thạch cao nào bị hư hỏng, thì việc thay mới tấm cũng đơn giản hơn nhiều

Trần Thạch Cao Thả Tiện Lợi Khi Sửa Chữa

Khác với trần thả, trần thạch cao phẳng và trần giật cấp là hệ trần giấu xương, lớp phủ ngoài cùng có sơn bả nên khi cần kiểm tra, sửa chữa phần điện nước phía trên sẽ khó khăn và tốn kém chi phí hơn. Việc sửa chữa thiết bị phía trên sẽ kéo theo việc sửa trần thạch cao, cần gọi thợ khoét trần và vá lại. Việc vá trần cũng mất thời gian hơn vì vừa phải bắn lại tấm, xử lý mối nối, bả trần, sơn lót và sơn phủ màu.

Tiêu chí thời gian

Đóng trần thả thạch cao sẽ tốn ít thời gian hơn so với trần thạch cao phẳng và đóng trần thạch cao phẳng sẽ tốn ít thời gian hơn so với trần thạch cao kiểu giật cấp. Bởi trần thả chỉ tốn nhiều thời gian treo khung xương và hoàn thiện ngay sau khi thả tấm. Trần phẳng và giật cấp sau khi treo xương, bắn tấm và thêm bước sơn trần nên chúng sẽ mất gấp đôi thời gian hoàn thiện so với trần thả. Vời hệ giật nhiều cấp và uốn lượn nhiều sẽ rất tốn kém thời gian lẫn vật tư và đòi hỏi thợ tay nghề cao.

Việc sửa chữa đối với trần thả cũng nhanh chóng và đơn giản hơn nhiều so với hai loại trần còn lại.

Thành Kính – chuyên thiết kế, thi công trần thạch cao văn phòng tại Hà Nội

Tư vấn: 0989112765 – 0335087568.