Nhà xưởng là không gian có quy mô lớn mà các doanh nghiệp dùng để tập trung nguồn nhân lực lao động, trang thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, việc xây dựng nhà xưởng cần đảm bảo sự tiện lợi, an toàn cho hàng hóa và người lao động.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu xây dựng nhà xưởng, thì bạn nên nắm rõ những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật dưới đây. Nhằm đảm bảo an toàn, chắc chắn và đáp ứng các yêu cầu theo quy định nhà nước.
Quy trình xây dựng nhà xưởng theo quy định nhà nước
Để bắt đầu xây dựng nhà xưởng thì hãy đảm bảo chắc chắn trong tay bạn đã có bản vẽ chi tiết cho mọi phân vùng chức năng trong nhà xưởng, phương án thi công phù hợp và đảm bảo nguồn kinh phí xây dựng. Tất cả các yếu tố trên sẽ được đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp xây dựng và lên kế hoạch sau khi khảo sát địa điểm và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, kết hợp với các tiêu chuẩn theo quy định nhà nước.
Chuẩn bị nguồn vật liệu, thiết bị xây dựng cần thiết
Nếu mặt bằng đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày khởi công xây dựng thì bước đầu tiên chính là việc vận chuyển vật tư thi công lên công trình theo đúng số lượng và chất lượng yêu cầu theo dự toán. Vật tư xây dựng nhà xưởng bao gồm: gạch, xi măng, sắt thép, tôn… cùng các vật tư phụ. Các thiết bị, máy móc phục vụ việc xây dựng, thi công nhà xưởng cũng cần được vận chuyển đến công trình để bắt đầu cho ngày khởi công: máy múc đào đất, máy khoan, máy cắt, máy nén thủy lực, máy hàn…
Sau khi tiếp nhận đủ số lượng và chất lượng vật tư – thiết bị, cần sắp xếp hợp lý và bảo quản đúng cách trong kho chứa đồ. Kho chứa phải được che chắn cẩn thận để tránh các tác động như nước mưa, nhiệt độ…làm hư hỏng, gỉ sét vật tư, thiết bị thi công.
Thi công nền móng nhà xưởng
Nền móng là hạng mục xây dựng đầu tiên và cũng là hạng mục vô cùng quan trọng liên quan đến độ chắc chắn của toàn bộ kết cấu nhà xưởng. Quy trình xây dựng nền móng cần trải qua các bước sau:
-San lấp đất nền: Dựa theo thực tế đất nền tại điểm thi công để nhà thầu triển khai công việc san lấp cho phù hợp.
-Xác định trục tim: Vị trí trục tim là vị trí cột móng của nhà xưởng được thi công dựa trên bản thiết kế.
-Đào móng hàng rào: Hàng rào hay chính là tường bao xương quanh nhà xưởng. Do diện tích không gian nhà xưởng rất rộng lên hàng rào bao quanh sẽ vừa cao vừa dài. Chính vì vậy, cần phải xây dựng một nền móng kiên có để hàng rào được vững chắc, kiên cố.
-Làm móng & cọc: đóng cọc dựa vào vị trí trục tim xác xác định trước đó, móng được thi công chủ yếu là bê tông cốt thép với thiết kế móng đơn hoặc móng cọc.
-Lu nền đất: Sau khi hoàn thiện làm móng, nền đất sẽ được san lấp và nu nền để đạt độ chặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng nhà xưởng.
-Lu nền đá: rải đá mặt nền và lu cho đến khi nền nhà xưởng đạt chiều dày và độ chặt theo đúng yêu cầu thiết kế.
-Thi công nền xưởng: Tiến hành làm cốt thép và đổ bê tông cho nền nhà xưởng.
Thi công khung thép nhà xưởng
Khung thép chính là bộ xương của nhà xưởng. Việc thi công khung thép cần đảm bảo chính xác, đúng kỹ thuật mới đảm bảo được độ chắc chắn, chịu lực, an toàn cho người lao động cùng hàng hóa sản xuất.
Thi công khung thép nhà xưởng được chia làm hai giai đoạn:
-Lắp khung sắt, cột thép: Khung sắt và cột thép là các vật tư thi công được gia công trước tại nhà máy sản xuất, sau đó mới được vận chuyển đến công trình để lắp đặt trực tiếp. Việc lựa chọn vị trí bắt đầu để tiến lắp đặt khung và cột tùy thuộc vào đơn vị thi công, có thể là từ giữa ra đến hai đầu hồi hoặc từ một đầu hồi vào trong.
-Lắp xà gồ – giằng: sau khi hoàn thiện lắp đặt khung và cột thì tiến hành lắp hệ giằng – xà gồ để giữ cân bằng mặt phẳng khun, ổn định khung thép để lợp tấm. Các công đoạn này cần được thực hiện chính xác, tránh xê dịch gây ảnh hưởng đến các công đoạn sau.
Thi công mái nhà xưởng
Tiến hành lợp mái tôn nhà xưởng sau khi hoàn thiện lắp khung thép. Tấm tôn đầu tiên được lắp đặt phải đạt độ chính xác cao vì đây là dấu mốc quan trọng để lắp đặt các tấm tôn sau. Các tấm tôn được thi công kiểu gối chồng lên nhau sao cho các điểm nối luôn thẳng hàng và vuông góc với thanh xà gồ.
Ngoài ra, trần mái tôn sẽ hấp thụ nhiệt nhanh nên vào ngày hè sẽ khiến nhiệt không gian nhà xưởng trở nên oi bức gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và máy móc sản xuất. Chính vì vậy, giải pháp trần chống nóng là rất cần thiết đối với nhà xưởng, giúp hạn chế khí nóng – lạnh xâm nhập vào bên trong. Trần chống nóng nhà xưởng phố biến nhất hiện nay là thi công trần thả thạch cao và bổ sung lớp bông thủy tinh cách nhiệt phía trên. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất mà các nhà xưởng áp dụng để cách âm, cách nhiệt hiệu quả
>>Xem thêm:Thi công trần thạch cao nhà xưởng
>>Xem thêm: Thi công trần nhựa nhà xưởng
Thi công tường bao, vách trong nhà xưởng
Phần tường bao và vách trong nhà xưởng chủ yếu được xây dựng bằng vật liệu tôn, gạch… Công đoạn này cần thi công chính xác như bản thiết kế, đảm bảo chắc chắn an toàn: chống cháy, chống mưa gió, chống bụi…cách hiệu quả.
Hiện nay, tường bao nhà xưởng chủ yếu được xây dựng bằng gạch trát xi măng nửa dưới để đảm bảo chắc chắn và phần trên tiến hành bắn tôn bao quanh để làm giảm áp lực lên mái. Tương tư, với tường trong nhà xưởng có độ cao từ 5m thì 3m-5m tường dưới được thi công bằng gạch bê tông, phần nửa trên sử dụng tường bằng vách ngăn thạch cao (chống cháy, chống ẩm…) vừa giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, vừa đảm bảo an toàn, giảm tải áp lực nên nền móng nhà….Sau khi hoàn thiện xây tường bao và vách ngăn thì tiến hành lắp đặt cửa sổ, cửa ra vào, cửa thông gió…
Xây dựng cơ sở hạ tầng cùng hệ thống kỹ thuật nhà xưởng
Hệ thống cơ sở hạ tầng nhà xưởng bao gồm: phân vùng chức năng cho từng vị trí, hệ thống thoát nước, hệ thống giao thông để lưu chuyển phương tiện vận chuyển hàng hóa, hệ thống kho bãi, hệ thống xử lý rác thải… Tất cả phải được đồng bộ hoàn chỉnh và tạo lên một hệ sinh thái nhà xưởng an toàn và tiện lợi cho hoạt động sản xuất, vận chuyển hàng hóa diện ra cách thuận lợi nhất.
Hệ thống kỹ thuật: điện nước, điều hòa, thông khí, phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc… phải được đảm bảo hoạt động hiệu quả. Mang đến cho người lao động môi trường làm việc thoải mái, mát mẻ, an toàn và giúp quá trình vận hành công việc đạt hiệu quả cao nhất.
Lắp đặt thiết bị nhà xưởng
Sau khi hoàn thiện xây dựng nhà xưởng theo bản vẽ thì tiến hành lắp đặt các thiết bị, máy móc cần thiết để vận hành công việc trong nhà xưởng. Mọi thiết bị cần được lắp đặt các chính xác theo đúng như bản vẽ, quy trình vận hành của dây chuyền sản xuất
Vệ sinh và đưa vào sử dụng
Thu dọn sạch sẽ toàn bộ không gian nhà xưởng trước khi đưa vào vận hành. Hãy kiểm tra mọi thứ một lần nữa để chắc chắn mọi thứ đều chính xác trước khi bàn giao nhà xưởng cho chủ đầu tư. Sau khi vận hành nhà xưởng, chủ đầu tư cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì cơ sở vật chất nhà xưởng định kỳ để các hoặt động sản xuất bên trong được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả nhất.
Việc xây dựng nhà xưởng cần thực hiện theo đúng quy chuẩn xây dựng nhà nước đề ra. Quá trình thi công, vận hành của người lao động cần phải trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ cùng các thiết bị cảnh báo, phòng chữa cháy để tránh các sự cố đáng tiếc. Đồng thời, cần tiết kiệm tối đa chi phí thi công, tránh gây lãng phí và thất thoát tiền vào những công việc hay vật liệu không cần thiết.
>>Xem thêm: Thợ đóng trần thạch cao nhà xưởng tại Hà Đông
>>Xem thêm: Thợ đóng trần thạch cao nhà xưởng tại Chương Mỹ
Nguồn: Sưu tầm